Vận động, kí kết các điều U’Ó’C ODA

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 105 - 106)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

về chính trị, ODA được sừ dụng như một công cụ để xác định vị trí,

7.3.1. Vận động, kí kết các điều U’Ó’C ODA

Đe có thể tổ chức sử dụng các khoản ODA, trước hết cần có các động thái thu hút, vận động, kí kết các điều ước ODA. Tùy theo cơ chế quản lí của mỗi quốc gia, giai đoạn thu hút, vận động ODA có thể được phân chia thành nhiều cơng đoạn khác nhau, nhưng thơng thường nó bao gồm các cơng việc chính sau:

- Xác định nhu cầu ODA

Hàng năm hoặc theo từng thời kì nhất định, Chính phù các nước chậm và đang phát triển phải tổng hợp nhu cầu về nguồn vốn ODA (từ các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố) để lập Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, kèm theo đề cương nêu rõ sự cần thiết, tính phù hợp với quy hoạch, mục tiêu, kết quả dự kiến, các hoạt động chủ yếu, thời gian thực hiện, dự kiến mức vốn ODA và vốn đối ứng... Trên cơ sở nhu cầu vốn cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan quản lí chức năng của Chính phủ về ODA sẽ xây dựng dự kiến phân bổ nhu cầu theo các nhà tài trợ có khả năng cung cấp, đồng thời gửi lời đề nghị tài trợ ODA đến họ.

- Vận động ODA

Đây là quá trình các cơ quan của Chính phủ các nước đang và chậm phát triển liên hệ, vận động các nhà tài trợ ODA. Các nhà tài trợ căn cứ vào

khả năng tài trợ ODA trong năm tài khóa và sự phù hợp của các chương trình, dự án để thơng báo (mức độ, các chương trình, dự án ODA...) cho nước có nhu cầu được tài trợ thông qua các diễn đàn về hợp tác kinh tế quốc tế, hoặc bằng văn bản gửi cho các Chính phủ...

- Đàm phán, kí kết Điều ước quốc tế khung về ODA

Sau khi đã có những động thái trên, Chính phủ các nước có nhu cầu ODA, cử các quan chức có trách nhiệm đến đàm phán với các đối tác. Nội dung đàm phán gồm: chiến lược, chính sách, khn khổ hợp tác, phương hướng ưu tiên trong cung cấp và sử dụng ODA, danh mục các lĩnh vực, chương trình, dự án, điều kiện khung và cam kết tài trợ ODA cho một năm, hoặc nhiều năm.

Kết quả đàm phán thành công sẽ được thể hiện thông qua các Điều ước quốc tế khung về ODA song phương, hoặc đa phương. Điều ước quốc tế về ODA có thể là các Hiệp định, Nghị định thư, Bản ghi nhớ (MOU), văn kiện dự án hoặc bất kì các văn bản nào khác được kí kết giữa bên tài trợ và bên nhận tài trợ.

- Thể chế hóa các khoản tài trợ

Đối với các khoản ODA đã được cam kết trong các Hiệp định, nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện của cả bên cung cấp và bên tiếp nhận, sẽ được thể chế hóa bàng các văn bản, họp đồng cụ thể (mức tài trợ, thời hạn, mục tiêu các khoản tài trợ và các điều kiện ưu đãi cũng như các ràng buộc khác) và tiến hành chuyển tiền vào tài khoản của một ngân hàng nào đó do hai bên lựa chọn (thường là ngân hàng của nước tiếp nhận có quan hệ quốc tế tốt). Lúc này, khoản ODA coi như đã được thể chế hóa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 105 - 106)