Các khoản sai sót và khơng chính xác

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 170 - 173)

V. Cán cân bù đắp chính thức (Official Finacing Balance)

9.2.3. Các khoản sai sót và khơng chính xác

Sai sót và khơng chính xác là một hạng mục lớn của cán cân thanh tốn quốc tế. Vì sao lại có sự sai sót và khơng chính xác?

vấn đề không phải thống kê tồi. vấn đề là mỗi quốc gia, ln ln có những hoạt động chuyển tiền ra hoặc chuyển tiền vào vì những cơng việc khơng thể thống kê được hoặc cơng việc khơng tiện kể ra. Đó là lý do nhiều nhà báo soi mói ở phương Tây còn gọi hạng mục này trong cán cân thanh tốn là những khoản thanh tốn bí mật (Mistery Payments). Cũng có một vài nước gọi hạng mục này khác đi như Các khoản không nhất quán (Discrepancy) hoặc các sai sót thống kê, hay cán cân của những dịch chuyển khơng phân loại được (Balance of Unclassiíiable Transactions) như trường hợp của Đức... Dù gọi tên bằng cách nào, “sai sót và khơng chính xác” vẫn là một khoản:

- Luôn ln tồn tại trong các cán cân thanh tốn quốc tế; - Không liệt kê công khai được;

- Và thường là các thanh tốn của khu vực chính quyền.

Những khoản thanh toán cho sự trợ giúp, cố vấn, ủng hộ về chính trị và quân sự thường đem lại những nguồn chuyển ra hoặc chuyển vào rất lớn. Nhưng khó có Chính phủ nào có thể cơng khai các khoản mục nói trên. Bởi lẽ, các hoạt động bí mật về qn sự, tình báo và chính trị ở nước ngồi là những điều khơng thể tiết lộ vì bất kỳ lý do gì. Richard F.Janssen trong “Wall Street joumal” ngày 29 tháng 7 năm 1980 đã cho ràng những rối loạn ở Iran, Ả - rập - xê - út từ năm 78 đến 80 và có sự can thiệp vừa cơng khai vừa ngấm ngầm của Mỹ đã làm cho có những khoản thanh tốn rất khổng lồ chảy vào Mỹ. Do vậy sai sót và khơng chính xác trong cán cân thanh tốn Quốc tế của Mỹ năm 1975 là 5,9 tỷ USD, đến năm 80 lên đến 29,7 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng vùng Vịnh 89 - 90 và tất cả các hoạt động quân sự, tình báo và chính trị của Mỹ để ủng hộ Kuwaitt đã được trả giá xứng đáng. Người ta cho ràng sau khi trừ đi các khoản tiền phải thanh tốn cho nước ngồi (outflow), các khoản khơng chính xác cịn lại mà nước Mỹ nhận được từ nước ngoài - các khoản không thể kê khai - đã làm hạng mục này vượt lên thặng dư 63,5 tỷ USD. Trong con số nói trên, phần thanh tốn của Kuwaitt cho Mỹ là bộ phận lớn nhất.

Viện trợ bí mật (hoặc nhận viện trợ bí mật) về qn sự, cơng nghệ quốc phịng và tin tức tình báo cần thiết về qn sự, chính trị, kinh tế cũng tạo ra các khoản thanh toán lớn giữa các quốc gia. Bởi vì khoản phải chi của một bên ln sẽ là khoản được nhận bên kia. Cho nên thanh tốn loại này có thể khơng được cơng khai, nhưng nó là điều khó dấu vì q trình thanh tốn bao

giờ cũng phải qua các ngân hàng. Đe ổn định dư luận, các nước châu Âu, Bắc Mỹ phải liệt nó vào khoản mục sai sót và khơng chính xác.

Bn bán hoặc đầu cơ ngoại tệ ở cấp NHTW hoặc Chính phủ cũng tạo ra nhiều khoản thanh tốn có dạng tương tự. Nếu NHTW đầu cơ ngoại tệ bị lỗ, sẽ phải thuyết minh bằng cách nào cho khoản chi ra của tiền đền bù? Những thất bại như vậy khơng thể cơng khai và vì thế, ngay cả khi nó thắng lợi, thu được những khoản lãi lớn, nó cũng khơng thể cơng khai. Vì vậy, cho tất cả các khoản lỗ trong các giao dịch quốc tế nói trên vào “sai sót và khơng chính xác” là biện pháp thượng sách. Richard F.Janssen cịn nói rang ở Mỹ hiện nay, các khoản thanh toán qua ngân hàng giữa các nhóm tội phạm, bn ma tuý liên quốc gia, bn vũ khí... cũng làm phát sinh những luồng tiền ra và vào ở các nước với số lượng rất lớn. Tuy nhiên, dẫu có phát hiện được sau này, các NHTW hoặc Chính phủ cũng khó mà thừa nhận hoặc cơng khai nên đành phải đưa vào “sai sót và khơng chính xác”.

Ngồi ra, biến động của giá cả quốc tế về ngoại tệ, vàng, dầu lửa... cũng làm cho tài khoản vốn trở thành thặng dư hoặc thâm hụt. OECD đã tổng kết rằng cuộc khủng hoảng giá dầu thế giới lần II (mùa thu năm 1978) đã làm cho các nước trữ nhiều dầu và OPEC lãi 114 tỷ USD. Các nước công nghiệp thâm hụt thương mại 81 tỷ USD. Các nước đang phát triển không phải là quốc gia xuất khẩu dầu thâm hụt thanh tốn 49 tỷ USD. Tất cả những nước cịn lại (ngoại trừ các nước bán dầu) thâm hụt 12 tỷ USD. Việc có thêm hoặc mất đi trong giá trị vơ hình vì tình hình lên giá như vậy, cũng chỉ có thể đưa vào “sai sót và khơng chính xác”.

Cuối cùng, dĩ nhiên khơng thể loại trừ sự sai sót và khơng chính xác thực sự của thống kê. Nhiều khoản tiền chuyển ra hoặc chuyển vào trong nước có thể bị bỏ sót, thất lạc, hoặc bị tính đến 2, 3 lần. Đặc biệt là các khoản chuyển dịch lịng vịng, nhầm lẫn, bỏ sót, thất lạc hoặc thiếu thơng tin... cũng là những nguyên nhân khơng phải hiếm để có thể tạo ra việc tăng thêm vốn chuyển dịch ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào trong nước.

Tóm lại, “sai sót và khơng chính xác” tồn tại ở trong cán cân thanh toán quốc tế ở mọi quốc gia. Chỉ có sự khác nhau về số lượng mà thơi. Hầu hết sai sót và khơng chính xác trong thanh tốn quốc tế là từ các khoản không thể công khai. Chúng ta không nên vội vàng cho nó là khơng họp pháp. Có khoản họp pháp, có khoản khơng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 170 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)