Câu lạc bộ London & Paris

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 77 - 78)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

về phía người cho vay, họ sẵn sàng cho vay bởi vì dự án đầu tưở các

6.4. Câu lạc bộ London & Paris

Câu lạc bộ Paris là một tổ chức khơng chính thức gồm có 19 đại diện của những nước giàu nhất thế giới, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ tài chính liên quan tới tái cơ cấu nợ, giãn nợ, hỗn nợ và xóa nợ cho những nước đi vay và cả những nước là chủ nợ của những nước đi vay không trả được nợ.

Đối tượng được câu lạc bộ Paris xem xét để giải quyết các vấn đề về nợ thường là những nước đang và kém phát triển được Quỹ tiền tệ Quốc tế tiến cử và giới thiệu đến câu lạc bộ sau những nỗ lực của IMF nhằm giải quyết khủng hoảng nợ đều thất bại.

Câu lạc bộ Paris thường nhóm họp định kỳ sáu tuần một lần tại trụ sở của Bộ Kinh tế, tài chính và cơng nghiệp Pháp ở thủ đô Paris. Chủ tịch của câu lạc bộ là một quan chức cấp cao trong Kho bạc của Pháp, người giữ cương vị chủ tịch của năm 2009 ông Xavier Musca, hiện nay là Tổng Giám đốc cục Ngân khố và chính sách kinh tế.

Câu lạc bộ Paris được ra đời sau hàng loạt cuộc đàm phán về khủng hoảng diễn ra tại thủ đô Paris vào năm 1956 giữa đại diện là Ác hen ti na và một số chủ nợ khác nhau. Nguyên tắc và phương châm của câu lạc bộ đã được soạn thảo và hoàn chỉnh sau cuộc Đối thoại Bắc - Nam diễn ra vào cuối những năm 1970. Trong thập kỷ 1990, câu lạc bộ bắt đầu áp dụng các

biện pháp phân biệt và xử lý khó khăn cho các nước nghèo lâm vào cảnh túng quẫn và nợ nần chồng chất (có tên gọi tắt là HIPC) và một số nước không thuộc diện HIPC. Tiếp đến câu lạc bộ đã đi tới quyết định giảm nợ nhiều hon cho các nước thuộc HIPC và nới lỏng những ràng buộc về nợ cho một số nước không thuộc HIPC, đồng thời kêu gọi các chủ nợ tiếp nhận các khoản nợ sang hình thức nợ bàng phát hành trái phiếu và các dạng nợ khác. Trong năm 2004, câu lạc bộ đã quyết định bút tốn xóa sổ nợ cho Irắc với lý do sự tái tạo của Irắc là duy nhất trong lịch sử. Sau năm 2004, câu lạc bộ quyết định cho phép chấm dứt tạm thời một số nghĩa vụ thanh toán của một số nước chịu ảnh hường nặng nề của vụ động đất ở khu vực Án Độ Dương. Vào tháng 4 năm 2006, Ni-giê-ri-a trở thành nước châu Phi đầu tiên trả được đầy đủ món nợ trị giá khoảng 30 tỷ đô la cho câu lạc bộ. Vào tháng 9 năm 2008, tổng thống Achentina Cristina Fernandez de Krichner tuyên bố kế hoạch trả toàn bộ nợ cho câu lạc bộ Paris có trị giá khoảng 6,7 tỷ đô la. Tuy nhiên, do nhiều sức ép chính trị và mặc dù một số nước đã tuyên bố như vậy song các nước vay nợ cũng không thể trả nợ cho câu lạc bộ cho đến khi nào các mơi trường tín dụng tồn cầu khả dĩ hơn.

Câu lạc bộ Paris là câu lạc bộ của những chủ nợ nhà nước. Trong khi đó, câu lạc bộ London cũng là một tổ chức khơng chính thức, tuy nhiên là câu lạc bộ của các chủ nợ tư nhân hoạt động ở phạm vi quốc tế. Câu lạc bộ London không phải là câu lạc bộ duy nhất dành cho các chú nợ tư nhân mà bên cạnh nó cịn nhiều câu lạc bộ có hình thức tổ chức và cách thức hoạt động tương tự. Cuộc họp đầu tiên của câu lạc bộ London diễn ra vào năm 1976 nhàm đưa ra những nỗ lực giải quyết vấn đề của Zai-a. Vào tháng 2 năm 2009, khoản nợ câu lạc bộ London của Nga trị giá 21,2 tỷ đơ la đã có tác dụng tái thiết lại nước Nga sau thời Xô viết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)