VI dụ rõ nhất về cấp độ liên minh này là Khu vực đồng Euro Các khu vực được thành lập với mục tiêu trờ thành liên minh kinh tể tiền tệ nhưng chưa hoàn thành được
8.2.2. Hiệp định tránh đánh trùng thuế (tránh đánh thuế hai lần)
Việc thu thuế ở mỗi quốc gia dựa trên hai đặc quyền cơ bản, đó là: quyền đối với đối tượng cư trú tại quốc gia và quyền đối với thu nhập phát sinh tại quốc gia. Xuất phát từ các đặc quyền đó mà nảy sinh hiện tượng thu thuế trùng lắp giữa hai quốc gia khi “người nộp thuế” sống ở một nước nhưng có thu nhập phát sinh ở nước khác. Ví dụ: một người Việt Nam có thu nhập kinh doanh phát sinh tại Nga. Trước hết, người này sẽ phải nộp thuế thu nhập theo thuế suất thuế thu nhập của Nga, sau đó khi người này chuyển thu nhập về Việt Nam lại phải tiếp tục nộp thuế theo chính sách thuế thu nhập của Việt Nam. Như vậy, việc đánh trùng thuế xảy ra khi hai hay nhiều nước áp dụng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập, hay tài sản chịu thuế, của cùng một đối tượng nộp thuế, trong cùng một kì tính thuế.
Đánh trùng thuế là hiện tượng khá phổ biến do xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, do xung đột về thẩm quyền và lợi ích đánh thuế của các quốc gia. Để tăng cường hội nhập, mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế việc trốn lậu thuế của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở nước bản địa, bảo vệ nguồn thu cho ngân sách quốc gia, một số quốc gia đã cùng nhau kí kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Những nội dung cơ bản của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Mỗi một Hiệp định tránh đánh thuế hai lần gồm khoảng trên dưới 30 điều với những nội dung cụ thể khác nhau. Ngoài ra, chúng cịn có thể bao
gồm các Nghị định thư và Cơng hàm kèm theo để làm rõ hon các điều khoản quy định trong Hiệp định. Tuy nhiên, những nội dung chính của mỗi Hiệp định thường bao gồm các quy định về phạm vi áp dụng (đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, phạm vi lãnh thổ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định) và các biện pháp tránh đánh trùng thuế.
• Đối tượng nộp thuế
Đổi tượng nộp thuế thuộc diện điều chỉnh của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thường bao gồm tất cả các đối tượng cư trú thuộc các quốc gia tham gia kí hiệp định. Nó bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, dân cư...
• Đổi tượng chịu thuế
Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thường chỉ áp dụng với các loại thuế trực thu như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản. Vì vậy, đối tượng chịu thuế chịu sự điều tiết của các Hiệp định này là: lợi nhuận kinh doanh, lãi tiền vay, tiền bản quyền, thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập và phụ thuộc, thù lao trả cho giám đốc, chuyên gia, nghệ sĩ, vận động viên...
• Phạm vi lãnh thổ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định
Hiệp định chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của các nước kí Hiệp định.
• Các biện pháp tránh đánh trùng thuế
Trong các Hiệp định thường sử dụng hai phưcmg pháp tránh đánh trùng thuế là phương pháp miễn thuế và phương pháp khấu trừ thuế.
- Phương pháp miễn thuế
Theo phương pháp này, Chính phủ khơng thu thuế đối với phần thu nhập từ nước ngồi, có thể là miễn tồn phần, hoặc miễn có tính chất lũy tiến.
Miễn tồn phần là khơng thu thuế đối với khoản thu nhập đã đánh thuế ở nước ngồi.
Miễn có tính chất lũy tiến là không đánh thuế một lần nữa đối, với khoản thu nhập đó nhưng vẫn cộng vào thu nhập phát sinh tại nước sở tại để xác định mức thuế lũy tiến áp dụng cho thu nhập phát sinh tại nước sở tại.
Ví dụ: ơng A có mức thu nhập trong nước năm N là 70 triệu đồng. Với mức thu nhập này, ông phải chịu mức thuế suất 5% tính trên số thu nhập lớn hơn 48 triệu đồng (70-48 = 22 triệu đồng). Tuy nhiên, ngoài thu nhập trong nước, ơng cịn nhận được một khoản thu nhập từ nước ngoài là 90 triệu đồng. Như vậy, tổng thu nhập chịu thuế trong năm N của ông A là 112 triệu đồng. Số thu nhập này thuộc mức thuế suất 10% (khơng được tính thuế theo thuế suất 5%). Do đó, số thuế thu nhập ơng A phải nộp năm N là: 22 triệu đồng X 10% = 2,2 triệu đồng.
- Phương pháp khấu trừ
Theo phương pháp này, thu nhập ở nước ngoài được cộng vào thu nhập trong nước để xác định tổng thu nhập chịu thuế và số thuế phải nộp. Nhưng khi nộp thuế được khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngồi.
Có 2 cách khấu trừ:
(1) Khấu trừ tồn phần-, cho phép đối tượng nộp thuế được khấu trừ số
thuế đã nộp ở nước ngồi, nhưng khơng vượt q số thuế thu nhập phải nộp tính theo chính sách thuế của nước nhận thu nhập.
Ví dụ: Việt Nam và Nga đã kí hiệp ước tránh đánh thuế hai lần. Một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh ở Nga có mức thu nhập năm N là 1000 tỉ đồng. Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Nga là 10% thì số thuế thu nhập phải nộp ở Nga là 100 tỉ đồng. Thu nhập chuyển về Việt Nam cho công ty mẹ là 900 tỉ đồng. Thu nhập của công ty mẹ ở Việt Nam năm N là 1000 tỉ đồng. Như vậy, tổng thu nhập của công ty năm N là 2000 tỉ đồng. Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam là 28% thì số thuế thu nhập phải nộp theo luật thuế của Việt Nam là 2000 X 28% = 560 tỉ đồng, nhưng khi nộp thuế, doanh nghiệp được khấu trừ số thuế đã nộp ở Nga 100 tỉ đồng, có nghĩa là số thuế thu nhập thực tế phải nộp ở Việt Nam là 460 (560-100) tỉ đồng.
Nếu, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nga là 30%, lớn hơn (>) thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam (28%) thì số thuế tối đa được khấu trừ bàng số thuế thu nhập theo luật thuế Việt Nam. Điều đó có nghĩa là khi doanh nghiệp chuyển 900 tỉ đồng về Việt Nam, doanh nghiệp sẽ không phải nộp thuế cho số thu nhập 900 tỉ đồng này nữa.
(2) Khẩu trừ khoán-, cho phép đối tượng nộp thuế được hưởng một
khoản khấu trừ, ngay cả khi đối tượng đó khơng phải trả một khoản thuế nào ở nước ngồi.
Ngồi các điều khoản chính nêu trên, Hiệp định còn quy định một số điều khoản khác về thẩm quyền khiếu nại của đối tượng nộp thuế, cách giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các nước tham gia Hiệp định, quy định về thời gian có hiệu lực và thời gian hết hiệu lực của Hiệp định...
ở Việt Nam, tính đến nay, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 50 nước trên thế giới, đó là: Angiêri, Anh, Án Độ, Ba Lan, Băngladesh, Belarus, Bỉ, Bungari, Canada, Cuba, Đài Loan, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hungari, Iceland, Indonesia, Italia, Lào, Luxembourg, Mông cổ, Malaysia, Myanma, Nauy, Nga, Nhật Bản, Pakistan, Pháp, Phần Lan, Philipines, Rumani, Séc, Singapore, Thailand, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Triều Tiên, Trung Quốc, úc, Ucraina, Uzbekistan...
Mục đích: việc ký kết các Hiệp định trảnh đánh thuế hai lần nhẳm loại bỏ việc đánh thuế trùng băng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam cho các đối tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đổi tượng cư trú ở Việt Nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào sổ thuế phải nộp tại Việt Nam. Ngoài ra, Hiệp định cịn tạo khn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế các nước trong công tác quản lý thuế quốc tề, nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản.
Phạm vi áp dụng: Hiệp định chỉ áp dụng đối với các đối tượng là đổi tượng cư trú của Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú của nước ký kết với các loại thuế: Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nguyên tắc áp dụng hiệp định:
Trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định về thuế tại các luật trong nước sẽ thực hiện theo các quy định tại Hiệp định.
Trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuế nhưng luật thuế của Việt Nam chưa có quy định về thu thuế đó, hoặc quy định với mức độ thấp hơn thì áp dụng theo các quy định tại luật thuế của Việt Nam.
Việc xử lý miễn, giảm thuế theo các quy định của Hiệp định không áp dụng theo cơ chế "tự động". Các đối tượng muốn được hường ưu đãi theo Hiệp định phải thực hiện theo các thủ tục quy định hiện hành.
Thủ tục áp dụng hiệp định: Đối tượng nộp thuế phải nộp Hồ sơ đề nghị khấu trừ số thuế đã nộp tại nước ngoài vào số thuế phải nộp ở Việt Nam tại cơ quan thuế tỉnh, thành phố nơi đối tượng nộp thuế đăng ký .