- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư
VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
7.1.1. Khái niệm viện trợ
Viện trợ là các hoạt động chuyển giao tài sản, kĩ thuật công nghệ, tiền... từ chủ thể này sang chủ thế khác với những điều kiện ưu dãi nhất định.
Viện trợ quốc tế là tất cả các hoạt động chuyển giao tài sản, kĩ thuật công nghệ, liền... của các tổ chức quốc tế, các chủ thể của nước này cho các chủ thế của nước khác với những điều kiện ưu đãi nhất định.
Như vậy, viện trợ nói chung, viện trợ quốc tế nói riêng khơng bao gồm các giao dịch thương mại thuần túy. Viện trợ có thể được thực hiện dưới hình thức tài trợ khơng hồn lại - cho khơng, hoặc cho vay ưu đãi, hoặc kết hợp giữa hai hình thức trên. Hoạt động viện trợ có thể hướng tới những mục tiêu khác nhau: viện trợ phát triển kinh tế - xã hội (được thực hiện chủ yếu từ các quỹ hỗ trợ phát triển chính thức - ODA), viện trợ quân sự, cứu trợ nhân đạo...
Hoạt động viện trợ quốc tế liên quan đến hai hay nhiều chủ thể khác nhau, nhưng thơng thường cỏ hai chủ thể chính: chủ thể viện trợ (các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ...) và chủ thể nhận viện trợ (các nước nghèo, chậm phát triển, các nước gặp các tai biến bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh...).
Mặc dù, hoạt động viện trợ quốc tế đã xuất hiện và tồn tại trong nhiều thập kì, nhưng trên thực tế, người ta vẫn khó có thể trả lời một cách chính xác và đầy đủ các câu hỏi: Bản chất của viện trợ là gì? Tại sao lại cần viện trợ? Viện trợ nên được cung cấp như thế nào? Viện trợ có tác dộng như thế nào đến tăng trưởng và phát triển...?
Thực tế cho thấy, các nước cung cấp viện trợ vì nhiều lí do. Động cơ nhân đạo có thế là lí do chính, nhưng nhân tố kinh tế, chính trị lại tác động đến việc xác dịnh giá trị khoản viện trợ. về phía các nước nhận viện trợ, họ đồng ý nhận viện trợ cũng có thể với nhiều lí do: họ đang phải đương đẩu với những vấn đề cấp bách, cần có sự trợ giúp đe có được những nguồn vật chất mà trong nước khơng có, hoặc khơng dủ; hoặc vì lí do chính trị, thơng qua viện trợ, họ có thể thiết lập quan hệ với một nước, hoặc một số nước de duy trì quyền lực của một chế độ nào đó, hoặc củng cố và mở rộng quyền lực.
Tùy theo từng chương trình cụ thể, viện trợ có thế thực hiện dưới nhiều hình thức như cho khơng, cho vay bàng tiền, trợ giúp kĩ thuật, cung cấp hàng hóa kèm theo những điều kiện nhất định. Viện trợ có thể được thực hiện theo dự án (ví dụ: viện trợ dế xây dựng một cầu cảng), hoặc theo chương trình (ví dụ: viện trợ xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính...); viện trợ song phương, viện trợ đa phương...