Tài khoản vãng lai (Currcnt Account Balance)

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 167 - 169)

V. Cán cân bù đắp chính thức (Official Finacing Balance)

9.2.1. Tài khoản vãng lai (Currcnt Account Balance)

Tài khoản vãng lai (còn gọi là Cán cân tài khoản thông thường) phản ánh các luồng dịch chuyển quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập từ hoạt động đầu tư và các khoản chuyển dịch đơn phương.

Người ta có thể chia tài khoản vãng lai thành các hạng mục nhỏ:

- Cán cân thương mại (Balance of Trade)'. Bao gồm tất cả các hoạt

động trao đổi hàng hoá, nghĩa là xuất và nhập khẩu những hàng hố hữu hình, trong đó xuất khẩu được ghi “Có”, cịn nhập khẩu được ghi “Nợ”.

+ Neu một quốc gia xuất khẩu ra nước ngồi một tổng giá trị hàng hố nhiều hơn lượng mua từ nước ngoài, cán cân thương mại sẽ thặng dư, hoặc nói vẳn tắt là thặng dư thương mại (Trade Surplus) hay gọi là xuất siêu.

+ Ngược lại, nếu quốc gia đó mua hàng hố của nước ngồi nhiều hơn tổng giá trị bán ra - nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt, gọi tắt là thâm hụt thương mại (Trade Dìcit) hay gọi là nhập siêu.

Ví dụ: Việt Nam hàng năm xuất khẩu ra nước ngoài rất nhiều mặt hàng như: gạo, lúa, nông sản, hải sản, cao su, dầu thô, quần áo may sẵn, giày dép..., nhưng cũng nhập khẩu của thế giới rất nhiều mặt hàng, từ nước ngọt, đường, sữa cho đến xăng dầu, vật tư, máy móc thiết bị... Neu xuất khẩu nhiều hơn nhập khấu, trên cán cần thương mại sẽ xuất hiện dấu cộng (+). Nếu nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu trên cán cân thương mại sẽ xuất hiện dấu trừ (-).

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng của cán cân thương mại: tỷ giá, lạm phát, giá cả hàng hố, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế... Cán cân thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thanh toán quốc tế đồng thời tác động trực tiếp đến cung, cầu, giá cả hàng hoá và sự biến động của tỷ giá, tiếp đến sẽ tác động đến cả cung cầu nội tệ và tình hình lạm phát trong nước.

- Tài khoản dịch vụ: phàn ánh các khoản thu về xuất khẩu dịch vụ và

các khoản chi cho nhập khẩu dịch vụ như dịch vụ vận tải, tài chính, giáo dục, du lịch, hàng khơng, viễn thông, bảo hiểm và các dịch vụ khác.

Các dịch vụ cung ứng cho người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ, được ghi vào bên Có với dấu (+) và ngược lại, các dịch vụ nhận cung ứng phát sinh cầu ngoại tệ sẽ ghi vào bên Nợ với dấu (-). Cán cân dịch vụ của các nước có quy mơ và tỷ trọng trong tổng giá trị cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng. Ví dụ, ở Việt Nam những khoản nhận được từ cung cấp dịch vụ vào năm 2000 là 2.695 triệu USD đến năm 2008 con số này đã tăng lên là 6.300 triệu USD. Giá trị dịch vụ xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như thu nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ và các yếu tố tâm lý, chính trị, xã hội.

Việc gia tăng các loại dịch vụ này có tác dụng bù đắp cho sự thiếu hụt của cán cân thương mại khi có nhập siêu. Ví dụ: Ở Mỹ trong những năm 1982 - 1987, số bội thu của cán cân dịch vụ đã bù đắp được khoảng 30% số bội chi của cán cân thương mại. Ngoài ra, ở một số nước như Thái Lan, Ý, Ai Cập... có các khoản thu về dịch vụ du lịch lớn hơn rất nhiều so với các khoản thu nhập về xuất khẩu hàng hoá.

- Thu nhập từ hoạt động đầu tư: bao gồm các thu nhập của người lao

động (tiền lương, thưởng), thu nhập từ đầu tư và tiền lãi của những người cư trú và không cư trú.

Các khoản thu nhập của người cư trú được trả bởi người không cư trú sẽ làm tăng cung ngoại tệ nên được ghi vào bên Có với dấu (+). Ngược lại, các khoản chi trả cho người không cư trú sẽ làm phát sinh cầu ngoại tệ, sẽ được ghi vào bên Nợ với dấu (-). Thu nhập từ hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: quy mô thu nhập (mức tiền lương, thưởng, tỳ suất lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và lãi suất) và các yếu tố thuộc mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội.

- Chuyển tiền đơn phương (Unilateral Transfers Account): bao gồm

những khoản viện trợ khơng hồn lại, giá trị của những khoản quà tặng và các chuyển giao khác bằng tiền và hiện vật cho mục đích tiêu dùng giữa người cư trú và không cư trú.

Các khoản thu (nhận) phát sinh cung ngoại tệ /cầu nội tệ nên được ghi vào bên Có với dấu (+). Ngược lại, các khoản chi (cho) phát sinh cầu ngoại tệ /cung nội tệ nên được hạch toán vào bên Nợ với dấu (-).

Quy mơ và tình trạng của hạng mục chuyển tiền đơn phương phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố thuộc về mơi trường kinh tế, tâm lý, tình cảm, chính trị - xã hội và ngoại giao giữa các nước.

Không giống những tài khoản khác trên BOP, những khoản chuyển dịch đơn phương là những dòng chuyển tiền 1 chiều, khơng có dịng ngược chiều tương ứng. Với mục đích tuân thủ nguyên tắc ghi sổ kép, những khoản chuyển dịch đơn phương được xem như một giao dịch mua sự tín nhiệm từ người nhận. Do vậy, quốc gia cấp viện trợ nước ngoài cho một nước khác có thể xem là nhập khẩu sự tín nhiệm từ nước đó.

Nói tóm lại, cán cân tài khoản vãng lai thường chỉ ra các luồng dịch chuyển thơng dụng về hàng hố và dịch vụ giữa một quốc gia bất kỳ có cán cân nói trên với thế giới. Khi cán cân tài khoản thông thường này thâm hụt, chỉ cho người đọc một sự kiện đơn giản mà quan trọng là quốc gia đó đang tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ do thế giới làm ra, nhiều hơn số sản phẩm, dịch vụ có thể cung cấp cho thế giới. Nghĩa là phải nợ nước ngoài. Nợ này hoặc sẽ làm giảm tài sản ròng của của cán cân vãng lai (như vàng và ngoại tệ đang dự trữ, tài nguyên quốc gia khác...) do phải chuyển đi để trả nợ. Hoặc nợ này sẽ làm tăng thêm khoản nợ đã có của cán cân vãng lai đối với thế giới.

Ngược lại, khi cán cân tài khoản vãng lai thặng dư, nó cho biết quốc gia đã cung cấp cho thế giới bên ngồi nhiều hàng hố, dịch vụ hơn tiêu dùng của thế giới. Sự thặng dư sẽ dẫn đến việc thế giới bên ngoài nợ thêm đối với trong nước dù dưới bất kỳ hình thức nào: ghi nợ hoặc trả nợ bằng ngoại tệ, hay giảm bớt nợ cũ của quốc gia đối với thế giới.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 167 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)