Phân loại ODA

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 97 - 100)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

7.2.3.2. Phân loại ODA

ODA bao gồm nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại.

• Theo tính chất tài trợ

Theo tính chất tài trợ (hay phương thức hoàn trả), ODA bao gồm:

- ODA khơng hồn lại

Nhà tài trợ cung cấp khoản ODA cho bên tiếp nhận theo các hình thức: viện trợ bàng hàng hóa hoặc bàng tiền, hỗ trợ kĩ thuật và khơng u cầu

hồn lại khoản viện trợ này. Bên nhận tài trợ phải thực hiện theo các chương trình, dự án đã được thỏa thuận trước giữa các bên. Viện trợ khơng hồn lại thường được sử dụng ưu liên cho chương trình dự án thuộc lĩnh vực y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và đào tạo, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, bảo vệ môi trường, phát triển và tăng cường năng lực, thể chế, quản lí đơ thị, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ.

- ODA cho vay ưu đãi

Nhà tài trợ cung cấp vốn ODA với điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn cho vay (cịn gọi là tín dụng ưu đãi). Các nhà tài trợ cung cấp vốn ODA cho vay ưu đãi thông qua các khoản vay:

+ Rút vốn nhanh bằng tiền (các khoản vay diều chỉnh cơ cấu, vay theo chương trình theo ngành, vay dể tài trợ nhập khẩu, tín dụng hồ trợ giảm nghèo...)

+ Vay theo dự án

Tín dụng ưu đãi thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn ODA nhằm giúp các nước đi vay bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

- ODA hôn hợp

Trong một số trường hợp, các nhà tài trợ cung cấp các khoản ODA khơng hồn lại, hoặc các khoản ODA ưu đãi kèm theo các khoản tín dụng thương mại.

Nhìn chung, các nước cung cấp ODA hiện nay đang có xu hướng giảm viện trợ khơng hồn lại, tăng hình thức tín dụng ưu đãi và tín dụng hỗn hợp.

• Theo mục đích sử dụng

Theo mục đích sử dụng, ODA bao gồm:

- ODA hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dược cung cấp dể đầu tư xây dựng cớ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch...). Nguồn vốn này dùng trang trải và thực hiện các nội dung cơng việc chính của dự án.

- ODA hỗ trợ kĩ thuật: là các khoản ODA dược lài trợ nhàm tăng cường năng lực quản lí, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu phát triển thể chế...

• Theo điều kiện tài trợ

Theo điều kiện tài trợ, ODA bao gồm:

- ODA không ràng buộc, đó là các khoản tài trợ mà người nhận sử dụng

chúng không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào từ người cung cấp.

- ODA có ràng buộc, người sử dụng các khoản tài trợ phải chấp nhận

một số điều kiện ràng buộc nào đó từ người cung cấp. Một số ràng buộc phổ biến là:

+ Ràng buộc nguồn sử dụng: khoản tài trợ chỉ định mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, thuê dịch vụ kĩ thuật, chuyên gia... theo những địa chỉ của người cung cấp đưa ra. Nếu người nhận tài trợ khơng tn thủ theo sự chỉ định đó thì khơng nhận được khoản tài trợ.

+ Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: khoản tài trợ chi có thể được sử dụng cho một sổ mục đích nào đó đã được xác định qua các chương trình dự án.

- ODA hon hợp: là khoản ODA trong đó một phần có những ràng buộc,

phần cịn lại khơng phải chịu ràng buộc nào cả.

• Theo hình thức thực hiện

Theo hình thức thực hiện (hay cách thức sử dụng), ODA bao gồm:

- ODA ho trợ ngân sách: Loại ODA này hỗ trợ ngân sách chính phủ

dưới các dạng bàng tiền hoặc hiện vật, hỗ trợ nhập khẩu (chính phủ tiếp nhận một lượng hàng hóa có giá trị tương đương các khoản đã cam kết, bán ở thị trường nội địa và thu nội tệ cho ngân sách).

- ODA hỗ trợ chttơng trình: Các bên khơng xác định chính xác ngay từ

đầu kế hoạch sử dụng vốn mà thông qua các Hiệp định, các bên lồng ghép một hay nhiều mục tiêu với tập hợp nhiều dự án.

• Theo nguồn cung cấp

Theo nguồn cung cấp, ODA bao gồm:

- ODA song phương: là các khoản ODA của Chính phủ nước này cho

Chính phú nước khác thơng qua Hiệp định kí kết giữa hai bên. Thơng thường trong tổng số vốn ODA lưu chuyển trên thế giới, phần viện trợ song phương chiếm tỉ trọng lớn (khoảng 80%), lớn hơn nhiều so với phần viện trợ đa phương.

Thủ tục tiến hành cung cấp và tiếp nhận ODA song phương đom giản hơn so với nguồn vốn ODA đa phương, thời gian kí kết viện trợ cũng nhanh hơn. Tuy nhiên, viện trợ song phương lại có những ràng buộc về điều kiện cho vay, chẳng hạn như bên viện trợ sẽ đảm nhận việc đào tạo chuyên gia, cố vấn những vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận; ngược lại, nước tiếp nhận viện trợ phải mua hàng hóa... của nước viện trợ.

- ODA đa phương-, là ODA của các tổ chức quốc tế (IMF, WB...), các

tổ chức khu vực (ADB, EU...), hay của một Chính phủ nước này dành cho một Chính phủ nước khác nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP, UNICEF, FAO... Nguồn vốn ODA đa phương được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các thành viên mỗi tổ chức.

- ODA của các lổ chức phi chính phủ (NGO): là các khoản ODA được

tài trợ bời các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

• Theo cơ chế quàn lí

Theo cơ chế quản lí, ODA bao gồm:

- Nguồn vốn ODA do bên tiếp nhận điều hành (thường là các khoản

vay): nhà tài trợ khơng can thiệp sâu vào cơ chế quản lí tài chính và cơng tác điều hành của bên vay, mà chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kì thơng qua các đồn làm việc hoặc tổ chức tư vấn quốc tế.

- Nguồn von ODA do nhà tài trợ quán lí tồn bộ (thường là các khoản

viện trợ khơng hồn lại song phương, hỗ trợ kĩ thuật): các khoản chi tiêu cho dự án do nhà tài trợ quyết định và chi trả.

- Nguồn vốn ODA các bên cùng quản lí (thường áp dụng đối với các dự

án hỗ trợ tổng hợp: vừa có chuyên gia, vừa có trang thiết bị kĩ thuật, đào tạo tập huấn, chuyển giao công nghệ): các hoạt động của dự án được quản lí theo cơ chế thống nhất giữa hai bên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 97 - 100)