III. Sai sót và khơng chính xác
9.3.2. Tác động của BOP đến các hoạt động kỉnh tế đổi ngoạ
Cán cân thanh toán quốc tế là tấm gương phản chiếu mọi hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác trên thế giới. Thực trạng cán cân bộ phận cũng như cán cân tổng thể của một quốc gia sẽ có tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại hối, đến dự trữ quốc gia, đến tỉ giá hối đối và qua đó tác động đến các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia đó.
Nếu cán cân thương mại của quốc gia liên tục thặng dư, sẽ làm cho cung ngoại tệ và dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng lên, làm cho ngoại tệ có xu hướng giảm giá so với nội tệ, từ đó có tác động kích thích nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kích thích xuất khẩu vốn ra nước ngoài... Ngược lại, khi cán cân thương mại liên tục bị thâm hụt sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, dự trữ ngoại hối của quốc gia giảm xuống, làm cho ngoại tệ có xu hướng tăng giá so với nội tệ, từ đó có tác động kích thích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, kích thích nhập khẩu vốn vào trong nước...
Ảnh hưởng của đồng tiền giảm giá đối với cán cân thương mại thực ra không đơn giản. Theo sau sự giảm giá của đồng nội tệ, cán cân thương mại có thể xấu đi một thời gian sau đó mới dần dần được cải thiện. Phản ứng điển hình của cán cân thương mại đối với sự giảm giá của đồng tiền được gọi là hiệu ứng đường cong chữ J (J - curve effect) được minh hoạ trên hình 9.1.
Hình 9.1: Sự giảm giá đồng tiền và cán cân thương mại theo thời gian
( Hiệu ứng đường cong chữ J )
Đường cong cho thấy sự xấu đi lúc đầu và sự cải thiện sau đó của cán cân thương mại dưới tác động của đồng tiền giảm giá. Hiệu ứng đường cong chữ J được chú ý nhiều khi cán cân thanh toán của nước Anh xấu đi sau sự kiện đồng Bảng Anh giảm giá năm 1967. Sebastian Edwards (1989) đã nghiên cứu nhiều trường hợp giảm giá đồng tiền khác của các nước đang phát triển những năm 60-80 và khẳng định hiệu ímg đường cong J đúng 40% trong tất cả các trường họp.
Neu nhập khẩu và xuất khẩu dễ phản ứng lại đối với sự thay đổi của tỷ giá thì cán cân thương mại sẽ được cải thiện ngay. Ngược lại, nếu nhập khẩu và xuất khẩu không co dãn, cán cân thương mại sẽ xấu đi khi nội tệ giảm giá. Sự giảm giá của nội tệ sẽ làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên, dân cư trong nước có thể tiếp tục mua hàng hố nhập khẩu vì khó mà thay đổi tập qn tiêu dùng trong một thời gian ngắn. Với việc tăng giá hàng hoá nhập khẩu, chi tiêu quốc gia cho hàng nhập khẩu sẽ tăng lên. Ngay cả trường hợp cư dân trong nước sẽ sẵn sàng đổi sang hàng hoá thay thế trong nước cũng phải mất thời gian để có thể cung ứng hàng hố thay hàng nhập khẩu. Tương tự, khi hàng hoá trong nước rẻ đi sau sự giảm giá đồng tiền, cầu về hàng hoá trong nước của người nước ngồi có thể khơng co dãn gì. Tuy nhiên trong dài hạn, cả nhập khẩu và xuất khẩu đều có xu hướng phản ứng lại với những thay đổi của tỷ giá, tác động tích cực đến cán cân thanh tốn.
Mặt khác, nếu tình trạng bội chi cán cân thương mại xuất hiện và kéo dài, vốn ngoại tệ sẽ phải chi tiêu ra nước ngoài nhiều hơn, các ngành sản xuất trong nước sẽ bị hàng hoá nước ngồi cạnh tranh, cơng ăn việc làm giảm sút. Tình trạng nhập siêu càng nghiêm trọng thì giá đồng tiền trong nước sẽ giảm mạnh so với ngoại tệ, giá cả trong nước sẽ tăng dần gây nên sức ép lạm phát. Từ đó, Nhà nước phải tìm giải pháp nhàm hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu dể tạo cơng ăn việc làm và tăng thu nhập, ốn định cán cân thanh toán quốc tế, ổn định cân dối ngoại hối.
Chúng ta cũng có thể giải thích tương tự về tác dộng của thực trạng cán cân vãng lai đến các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia. Nếu cán cân vãng lai thặng dư sẽ dẫn tới cung về ngoại hối lớn hơn (>) cầu về ngoại hối trong bản thân nước đó và diều này có nghĩa là giá trị đồng nội tệ có xu hướng tăng lên, xuất khẩu hàng hố có xu hướng bị hạn chế trong khi nhập khẩu lại được khuyến khích. Ngược lại, nếu hạng mục thường xun thiếu hụt, thì nước đó có số dương về nhập khẩu vốn tức là khi ấy cung về ngoại hối của nước đó nhỏ hơn (<) cầu về ngoại hối. Lúc này giá trị đồng nội tệ sẽ có xu hướng giảm xuống và diều đó làm cho việc xuất khẩu hàng hố được tăng cường và việc nhập khẩu vốn cũng được thuận lợi hơn. Như vậy là mức độ dư thừa hay thiếu hụt của hạng mục thường xuyên, đến lượt nó lại ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước với ngoại tệ. Đây là một hàm ý chính sách quan trọng trong việc nghiên cứu một cách thận trọng tình hình của BOP của một nước trong những thời kỳ nhất định nhàm phục vụ cho mục tiêu tổng thế của quốc gia trong thời kỳ đó.
Thực tế cho thấy, cán cân vãng lai ngày càng trở nên quan trọng và là mối quan tâm của các Chính phủ, vì qua những thơng tin mà cán cân cung cấp, Chính phủ sẽ có được các đối sách thích hợp trong cuộc cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh thương mại giữa các đối thủ. Đối với các nước chậm và đang phát triển, tình trạng cán cân thanh tốn vãng lai thường xuyên bị thâm hụt là dấu hiệu của tình trạng nợ nước ngồi tăng lên. Chính phủ các nước này khi đó phải áp dụng hàng loạt các biện pháp điều chỉnh, có khi là rất khấc nghiệt, đặc biệt’là những cơng cụ của chính sách tiền tệ, chính sách tài khố, kể cả các biện pháp kiểm soát trực tiếp về ngoại thương và ngoại hối.
Cán cân nguồn vốn thông thường là kết quả của các giải pháp mà Chính phủ phải áp dụng để điều chỉnh số thiếu hụt trong cán cân thanh toán vãng lai. Những khoản vay vốn, cũng như các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cho đến cả việc phải bán các cổ phần, các doanh nghiệp, tài sản
trong nước cho nước ngồi để tìm kiếm thêm các nguồn thu ngoại tệ vào bên Có cán cân vốn đều thể hiện việc quan tâm của Chính phủ để điều chỉnh chính sách vĩ mơ trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Mặt khác, các nguồn vốn đầu tư nước ngồi chạy vào trong nước khơng phải chỉ nhằm giải quyết mục tiêu bù đắp thiếu hụt trong cán cân vãng lai mà còn là sự hỗ trợ cho những vấn đề phát triển kinh tế trong nước, hỗ trợ cho tình trạng thiếu hụt ngân sách Nhà nước.