Quá trình hình thành và phát triển ODA trên thế giớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 85 - 86)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

7.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ODA trên thế giớ

Thuật ngữ “Hỗ trợ chính thức” xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, gắn liền với yếu tố chính trị. Lúc đó cả châu Âu, châu Á đều trong cảnh hoang tàn, riêng châu Mĩ là không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, đặc biệt nước Mĩ lại nhờ chiến tranh mà trở nên giầu có. Khi đó Mĩ đã viện trợ 0 ạt cho các nước đồng minh Tây Âu nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ đã triển khai kế hoạch “Marshall” thông qua ngân hàng thế giới, mà chủ yếu là IBRD thực hiện viện trợ ồ ạt cho Tây Âu với tên gọi là “Hỗ trợ phát triển chính thức” được ví là trận mưa dola khổng lồ cho châu Âu. Tiếp đó, một số nước công nghiệp đã thỏa thuận về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ khơng hồn lại, hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi cho các nước đang phát triển. Ngày 14/2/1960, tại Pari đã kí thỏa thuận thành lập Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD). OECD gồm 20 nước thành viên, ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triến, OECD đã lập ra những ủy ban chuyên mơn, trong đó DAC phụ trách việc giúp các nước đang phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

DAC khi sáng lập gồm 18 nước. Thường kì, các thành viên thơng báo các khoản đóng góp cho chương trình viện trợ phát triển và trao đổi với nhau các vấn đề liên quan tới chính sách viện trợ phát triển.

Năm 1996, DAC dã cho ra đời bản báo cáo “Kiến tạo the kỉ 21 - Vai trò của hợp tác phát triển”. Viện trợ phát triển chú trọng vào việc hỗ trợ cho các nước nhận hỗ trợ có được thể chế và những chính sách phù hợp chứ khơng phải chỉ cấp vốn. Thành viên của DAC hiện nay gồm: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ailen, Italia, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh, Mĩ, Australia, NewZealand, Nhật Bản, Phần Lan, Luxembourg, Tây Ban Nha và ủy ban của Cộng đồng châu Âu.

Năm 1970, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần đầu tiên đã chính thức thơng qua chỉ tiêu ODA bằng 0,7% GNP của các nước phát triển, theo đó các nước phát triển cần phải đạt chỉ tiêu ODA bàng 0,7% GNP vào năm 1985, hoặc muộn nhất vào cuối thập kỉ 80, phấn đấu đạt 1% GNP sớm nhất vào năm 2000.

Bảng 7.1: ODA và tì lệ ODA của các nước thành viên DAC (1992 vã 1997)

Nước Năm 1992 Năm 1997

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 85 - 86)