Những nội dung cơ bản của thuế quan hiện hàn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 129 - 135)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

8. ỉ 3.2 Các tác động tiêu cực

8.1.4. Những nội dung cơ bản của thuế quan hiện hàn hở Việt Nam

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, nội dung cơ bản của thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm các vấn đề chính sau:

• Đối tượng chịu thuế

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;

'ị. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan

và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

• Đối tượng khơng chịu thuế

Hàng hố trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

1. Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hố chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

2. Hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ khơng hồn lại;

3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngồi, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

4. Hàng hố là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

• Đối tượng nộp thuế

Tổ chức, cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nêu trên là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Căn cứ tỉnh thuế, phương pháp tỉnh thuế và đồng tiền nộp thuế

1. Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.

2. Phương pháp tính thuế được quy định như sau:

- Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bàng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế.

số tiền thuế Số lượng đơn vị từng xuất khẩu, mặt hàng thực tế xuat thuế nhập = khẩu, nhập khẩu ghi khẩu phải nộp trong Tờ khai hải quan

Giá tính thuế xuất Thuế suất thuế khâu, nhập khẩu xuất khẩu, nhập X tính trên một đơn X khẩu của từng

vị hàng hóa mặt hàng

- Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hố tại thời điểm tính thuế.

3. Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam; trong trường họp được phép nộp thuế bằng ngoại tệ thì phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

• Giá tính thuế và tỷ giá tỉnh thuế

1. Giá tính thuế đối với hàng hố xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất theo họp đồng.

2. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù họp với cam kết quốc tế.

3. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá hối đối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

• Thuế suất

1. Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu.

2. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thơng thường:

Ngồi việc, trong những trường họp cần thiết, Nhà nước áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập’ khẩu hàng hóa:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam;

2. Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

3. Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

4. Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.

Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế đầy đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đãng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan.

• Miễn thuế

Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;

2. Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ;

3. Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

4. Hàng hóa nhập khẩu để gia cơng cho nước ngồi rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngồi để gia cơng cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia cơng;

5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định;

6. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hồ trợ phát triển chính thức (ODA)...

• Giảm thuế

Hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hố.

• Quy trình thu nộp thuế

Cá nhân, tổ chức có hàng hóa xuất nhập khẩu, khi làm thủ tục hải quan phải thực hiện đúng quy trình các bước nộp thuế theo quy định của Tổng cục Hải quan.

Bước 1: Người khai báo hải quan phải tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai báo của mình. Các cơng việc cụ thể trong bước này bao gồm:

- Ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu tờ khai. - Tính số thuế phải nộp.

Bước 2: Tiếp nhận đăng kí tờ khai. Trong khâu này, hải quan thực hiện các công việc sau:

- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, tờ khai.

- Phân loại hồ sơ theo luồng (xanh, vàng, đỏ).

- Chuyển hồ sơ cho bộ phận thuế, đồng thời chuyển những nghi vấn, lập biên bản vi phạm cho các bộ phận liên quan xử lí.

Bước 3: Căn cứ vào kết quả tính thuế của người khai báo, hải quan ra thơng báo thuế, kiểm hóa và giám sát việc giải phóng hàng hóa.

Bước 4: Kiểm tra xử lí. Giai doạn này bao gồm các công việc cụ thế sau:

- Kiểm tra kết quả tự kê khai, tự tính thuế của người khai báo hải quan; - Xác định lại số thuế phải nộp;

- Xử lí các vi phạm về thuế;

- Ra quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp; - Kiểm tra thu nộp thuế;

- sắp xếp lưu giữ hồ sơ.

Ở Việt Nam hiện nay có hai mơ hình kê khai thủ tục hải quan: thủ công và điện tử. Điểm khác biệt cơ bản giữa mơ hình hải quan điện tử với hải quan thủ cơng là: hình thức kiểm tra hải quan không phải do Chi cục hải quan quyết định và cơng chức hải quan tại đó thực hiện. Tờ khai hải quan sau khi được chấp nhận khai báo sẽ được hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động phân vào 1 trong 3 luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Đối với luồng xanh, hàng hóa sẽ được miễn kiểm tra hải quan và ra ngay quyết định thơng quan hàng hóa. Luồng này chủ yếu dành cho các loại hàng hóa XNK khơng thuộc danh mục hàng cấm, danh mục hàng hóa XNK có điều kiện. Đối với luồng vàng, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ hải quan điện từ và (hoặc) hồ sơ hải quan giấy trước khi ra quyết định thơng quan hàng hóa. Luồng đỏ, kiểm tra hồ sơ hải quan giấy và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi ra quyết định thơng quan hàng hóa. Như vậy, khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, hàng hóa XNK thuộc luồng xanh sẽ được thông quan ngay trên mạng, doanh nghiệp khơng phải xuất trình bộ hồ sơ hải quan giấy để đăng ký tờ khai như trước, mà chỉ cần sử dụng tờ khai hải quan đã được chấp nhận thông quan qua mạng để làm thủ tục tại cửa khẩu.

Từ giữa năm 2005, mơ hình hải quan điện tử đã được triển khai thí điểm ở 2 địa phương là Hải Phịng và TP.HCM. Theo lộ trình, từ 2009 - 2011 là giai đoạn thí điểm triển khai mở rộng mơ hình hải quan điện tử tại các đơn vị mới là Cục hải quan Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Lạng Sơn và Đà Nang... Tiếp đó, đến năm 2012, ngành hải quan sẽ xây dựng một hệ thống xử lí dữ liệu chung nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Mơ hình thủ tục hải quan điện tử tiến hành theo 3 khối xử lý thông tin và thông quan hàng hóa. Khối 1 sẽ tiếp nhận thơng tin, xử lý thông tin và phản hồi thông tin tự động; khối 2 tiến hành kiểm tra sơ bộ thông tin khai điện tử và kiểm tra chi tiết các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan; khối 3 đảm nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa.

Áp dụng thơng quan điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và thời gian. Khi khai báo thủ tục hải quan điện tử, doanh nghiệp không cần phải đem hồ sơ đến đối chiếu tại hải quan như trước. Các thông tin thủ tục sẽ được doanh nghiệp kê khai tại công ty và truyền dữ liệu đến cho Chi cục hải quan kiểm tra. Sau khi nhận được thông tin của doanh nghiệp, phía hải quan tiến hành phân luồng thơng quan cho hàng hóa.

Theo tính tốn của hải quan, thời gian phân luồng hàng hóa trung bình sẽ rút ngắn lại, theo đó luồng xanh sẽ chỉ ở khoảng từ 5-10 phút, luồng vàng từ 20-30 phút và luồng đỏ thì tùy thuộc vào thời gian kiểm tra hàng hóa. Neu hồ sơ khai sai, hủy nhiều, tức là hồ sơ mang nhiều tính rủi ro sẽ ảnh hưởng đến thời gian thơng quan cho hàng hóa và luồng thơng quan của lô hàng là vàng hoặc đỏ dựa vào mức độ của yếu tố rủi ro. Hiện nay có khoảng 80% hồ sơ được phân luồng xanh, những mặt hàng có tính chất đặc biệt mới bị "rơi" vào luồng đỏ. Đối với các lô hàng thông quan bằng luồng vàng và đỏ, hải quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp những chứng từ cần thiết để kiểm tra. Lúc này doanh nghiệp chỉ in những giấy tờ cần thiết như yêu cầu của hải quan, không phải mang cả tập chứng từ đến đối chiếu, sửa đổi tại hải quan như trước.

8.2. LIÊN MINH THUẾ QUAN

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 129 - 135)