- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư
VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC
7.2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ODA ở Việt Nam
Quan hệ viện trợ cho Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ những năm 1950. Trong giai đoạn từ 1950 đến cuối thập kỉ 1980, nguồn viện trợ chủ yếu đến từ Liên xô cũ và các nước Đông Âu.
Sau khi miền Nam Việt Nam được giải phóng năm 1975, nhiều nhà tài trợ phương Tây đã viện trợ cho Việt Nam. Năm 1979 có khoảng 70 tổ chức
hoạt động thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mĩ viện trợ cho Việt Nam với số vốn khoảng 30 triệu USD. Trong giai đoạn 1979-1988, Mĩ cấm vận làm một số tổ chức lớn ngừng hoạt động viện trợ cho Việt Nam, một số tổ chức khác hoạt động cầm chừng. Viện trợ đã giảm xuống còn khoản 8-10 triệu USD/ năm và khoảng 70% khoản viện trợ dùng cho các hoạt động khẩn cấp. Trong hai năm 1991-1992, OECD đã nối lại viện trợ, nguồn vốn ODA tăng từ 70 triệu USD giai đoạn 1989-1990 lên 350 triệu USD năm 1992.
Sau khi Mĩ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ quốc tế tổ chức vào tháng 11/1993 đã đánh dấu một mốc quan hệ mới ODA với sự tham gia của rất nhiều tổ chức đa phương và các nước thành viên của ủy ban phát triển. Cũng trong giai đoạn này Việt Nam đã tiến hành đàm phán và kí kết các nghị định thư, bản ghi nhớ, văn kiện dự án, điều ước quốc tế về ODA. Tổng giá trị điều ước quốc tế về ODA khoảng 19,5 tỉ USD. Trong số các nhà tài trợ, Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất (chiếm khoảng 40% tổng giá trị vốn ODA kí kết giai đoạn 1993-1999), tiếp đến là WB, ADB, úc, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển...
• về các hình thức cung cấp ODA
Trong những năm qua, các hình thức tài trợ ODA cho Việt Nam khá phong phú và đa dạng như: (1) Các chương trình hoặc khoản vay bàng tiền mặt, hoặc hàng hóa hỗ trợ ngân sách của Chính phủ; (2) Các chương trình nhằm thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu với một tập hợp nhiều dự án; (3) Các dự án hỗ trợ kĩ thuật nhàm phát triển thế chế, tăng cường năng lực của các cơ quan Việt Nam, chuyển giao công nghệ thông qua việc cung cấp chuyên gia, người tình nguyện, cung cấp một số trang thiết bị, nhận đào tạo cán bộ Việt Nam tại chỗ, hoặc ở nước ngồi, theo các khóa học ngắn hạn dưới 1 năm, hỗ trợ nghiên cứu điều tra cơ bản (lập quy hoạch, báo cáo nghiên cứu tổng quan, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi...); (4) Hỗ trợ theo dự án: ODA được cung cấp để thực hiện các cơng trình xây dựng cơ bản (xây lắp, đầu tư trang thiết bị...).
• Nguồn luật quản lí và sử dụng ODA
Trước năm 1993, việc quản lí và sử dụng ODA được điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Chính phủ đối với từng chương trình, dự án ODA và nhà tài trợ. Ngày 15/3/1994 Nghị định 20/CP về Quy chế quản lí và sử dụng ODA ra đời. Đây là văn kiện pháp lí đầu tiên, xác định một cách đồng bộ từ khâu vận động, kí kết các điều ước về ODA, tổ chức thực hiện cho đến khâu
theo dõi và đánh giá kết quả dự án. Sau một thời gian thực hiện, Nghị định này cũng bộc lộ những điểm bất hợp lí cần bổ sung và hồn chỉnh. Do vậy, ngày 5/8/1997 Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/CP để thay thế Nghị định 20/CP và gần đây là Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006.
Nghị định 131/2006/NĐ-CP được ban hành là tạo ra một môi trường pháp lí thơng thống và linh hoạt hơn cho ODA để một mặt tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tinh và thành phố trực thuộc trung ương trong quản lí và sử dụng ODA; mặt khác duy trì được sự quản lí tập trung của Chính phủ đối với nguồn lực quan trọng này.
• Phân cơng chức năng, nhiệm vụ trong quản lí, sử dụng ODA
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trong thu hút điều phối ODA, soạn thảo các vãn bản về quản lý và sử dụng ODA, cùng Bộ Tài chính lập kế hoạch về giải ngân, bố trí vốn cho các dự án. Xây dựng hệ thống tiêu chí uu tiên vận động và phân bổ ODA theo ngành, lĩnh vực và địa phương; quy trình và thủ tục xây dựng Danh mục chương trình, dự án ODA yêu cầu tài trợ; áp dụng các mơ hình viện trợ, trong đó có các mơ hình viện trợ mới, phù hợp với tính chất của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; quy chế về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của tổ chức của Ban quản lý chương trình,dự án ODA; chế độ báo cáo, mẫu báo cáo thống nhất về ODA; chế độ theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA. Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm theo dõi đánh giá tình hình quản lý và thực hiện các chương trình dự án, làm đầu mối xử lý các vấn dề liên quan đến nhiều bộ ngành. Chịu trách nhiệm báo cáo về tình hình thu hút, quản lý và sử dụng ODA.
- Bộ Tài chính chủ trì, phổi hợp với các cơ quan liên quan, ban hành các văn bản hướng dẫn về: chế độ quản lý tài chính đối với chương trình, dự án ODA; chính sách thuế đối với chương trình, dự án ODA. Bộ Tài chính với vai trị đại diện chính thức cho "người vay" là Nhà nước, Chính phủ trong các điều ước cụ thể về ODA có trách nhiệm chuẩn bị các nội dunng đàm phán các chương trình dự án với các nhà tài trợ. Đặc biệt, Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý tài chính đối với các chương trình dự án, theo dõi, kiểm tra cơng tác quản lý tài chính trong việc sử dụng vốn ODA.
- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ngân hàng, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, ban hành các văn bản hướng dẫn về việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế về ODA.
• Kẻl quả huy động và sử dụng ODA ở Việt Nam
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển kinh - xã hội của Việt Nam và có đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển bền vũng của đất nước. Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành tựu trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA qua từng năm, đặc biệt trong 3 năm gân dây (2006-2008) và ngay cả khi tình hình thế giới có nhiều biến đổi khơng có lợi cho việc gia tăng nguồn vốn viện trợ thì cộng đồng các nhà tài trợ quốc tê vẫn thể hiện sự cam kết cao và sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo của Việt Nam.
Bàng 7.4: Tình hình cam kết, kí kết và giải ngân vốn ODA ờ Việt Nam (1993-2008)
Đơn vị: Triệu USD
Năm Số vốn cam kết Số vốn ki kết Số giải ngân Tỉ trọng giải ngân so với cam kết (%) Ti trọng giải ngân so với kí kết (%) 1993 1.810 413 413 23 100 1994 1.940 1.729 725 37 42 1995 2.260 1.629 737 33 45 1996 2.430 1.815 900 37 50 1997 2.400 2.417 1.000 42 41 1998 2.200* 1.629 1.242 56 76 1999 2.210** 1.668 1.350 61 81 2000 2.400 1.750 1.650 69 94 2001 2.356 2.250 1.500 64 67 2002 2.461 1.780 1.550 63 87 2003 2.830 1.860 1.422 50 76 2004 3.440 1.900 1.650 48 87 2005 3.500 2.500 1.750 50 70 2006 3.740 3.066 1.780 48 58 2007 4.500 - 2.000 44,44 2008 5.426 - 2.200 40,55 Cộng 45.903 26.406 21.869 49 67
Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư
(*) Chưa kể 500 triệu USD dự định hỗ trợ cải cách kinh tế (**) Chưa kể 700 triệu USD dự định hỗ trợ cái cách kinh tế
Những kết quả đạt được trong thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong các năm qua cho thấy: cộng đồng tài trợ quốc tế đã khăng định sự đồng tình và ủng hộ chính sách ngoại giao mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam. Việc tiếp nhận và sử dụng ODA góp phần tăng cường và củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều quan trọng hơn là nguồn vốn ODA được tập trung để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tạo lập mơi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực tư nhân nhằm xố đói giảm nghèo và cài thiện đời sống nhân dân.