- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư
THUÊ QUAN VÀ LIÊN MINH THUÊ QUAN
8.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế quan
• Khái niệm thuế quan
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại đã và đang trở thành một xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau của mồi quốc gia mà việc tự do hóa thương mại vẫn bị ngăn chặn ở những mức độ khác nhau và bởi những rào cản nhất định. Một trong những công cụ truyền thống mà các Chính phủ thường sử dụng, đó là thuế quan.
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ tại các cửa khẩu, biên giới khi các hàng hóa và dịch vụ di chuyển vào hoặc ra khỏi một quốc gia.
Thuế quan thường bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhâp khẩu, cịn thuế xuất khẩu là thuế
đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Trong khi thuế xuất khẩu được các nước đang phát triển sử dụng như là một công cụ để đánh vào một số mặt hàng xuất khẩu nhàm tăng lợi ích quốc gia; thì trái lại, ở hau hết các nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu.
Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng phát triển thì thuế quan cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Ngoài thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, một số quốc gia còn ban hành các chính sách thuế khác như thuế quá cảnh và các khoản thu ngoài thuế mà người ta thường gọi là “những dạng thuế quan trá hình”. Có quốc gia, những khoản thuế và thu khác ngoài thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn quan trọng và lớn hơn khoản thu từ thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung, thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu vẫn là những loại thuế quan phổ biến.
Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau, mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu, hoặc nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định, hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước khơng cịn áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập, ngày 10/9/1945, Sở Thuế quan và thuế gián thu được thành lập. Thuế quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ 19/12/1946 đến tháng 7/1954) về cơ bản, ln có mối quan hệ mật thiết với các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương. Thuế quan Việt Nam, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam, đã phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách thành 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Nói chung, biểu thuế xuất nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù họp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ Nghị định thư ký giữa các Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để Chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách... Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thơng qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26/11/1991. Mục đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Ngày 14/6/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu mới, bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1998. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006.
• Đặc điểm của thuế quan
Thuế quan có một số đặc điểm sau:
- Thuế quan chỉ đánh vào hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu và biên giới quốc gia (khơng đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu chuyển trong nội địa quốc gia).
- Thuế quan là công cụ bảo vệ, phát huy những lợi thế và hạn chế những bất lợi trong cạnh tranh thương mại của quốc gia.
Thuế xuất khẩu và nhập khẩu là thuế gián thu, nó là yếu tố cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ. Nhận thức được đặc điểm này, Chính phủ
các nước đã sử dụng thuế xuất khẩu như là một công cụ đánh vào lợi thế so sánh của quốc gia.
Tùy theo chính sách xuất khẩu trong từng thời kì và đối với từng mặt hàng (khuyến khích hay hạn chế) mà Nhà nước ban hành biểu thuế cao hay thấp. Đối với những mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước ban hành chính sách khơng đánh thuế hoặc thuế suất thấp. Đối với những mặt hàng khơng khuyến khích xuất khẩu, do sừ dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt, hay các mặt hàng rất quan trọng đối với an ninh quốc gia... Nhà nước cấm xuất khẩu, hoặc đánh thuế rất cao.
Tương tự như vậy, việc ban hành biểu thuế suất thuế nhập khẩu cao hay thấp để nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, hay khuyến khích cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu có thể được sử dụng để thực hiện các mục đích:
(1) Là cơng cụ bảo hộ mậu dịch, giảm nhập khẩu bằng cách lăm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại;
(2) Chống lại các hành vi phá giá bàng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
(3) Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
(4) Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt. Ví dụ: Liên minh châu Âu đã thực hiện chính sách thuế quan để bảo hộ ngành nông nghiệp trong hệ thống Chính sách nơng nghiệp chung của họ.
(5) Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Thời gian gần đây, do những đòi hỏi của nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nên thuế nhập khẩu đã ngày càng được hạ thấp và dần bãi bỏ. Hầu hết các nước đã bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc nếu có chỉ đánh rất thấp. Điều này xuất phát bởi các nguyên nhân sau:
- Hầu hết các nước đều coi trọng xu thế hướng về xuất khẩu do khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng và thị trường trong nước đã bão hòa, cần thiết tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu.
- Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu đều đánh vào tiêu dùng, là yếu tố cấu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải gánh chịu. Trong hai cách đánh thuế, đánh theo xuất xứ (Origin) và đánh theo điểm đến (Destination) thì các nước thường đánh theo điểm đến (khơng đánh thuế xuất khẩu).
- Đánh thuế nhập khẩu vào hàng nhập khẩu sẽ có tác dụng tạo ra mặt bằng cạnh tranh tương đối bình đẳng cho hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.
Chính vì vậy, ngày nay, khi nhắc đến thuế quan, người ta chủ yếu nhắc đến thuế nhập khẩu.