Đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 44 - 49)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

15 Vietnam Holding Asset Management (VNHAM)

5.2.3. Đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế

Việc mua bán chứng khốn mở rộng tồn cầu cho thấy khả năng đạt được một sự cân bàng lợi tức - rủi ro tốt hơn là chỉ đầu tư chứng khốn ở một nước. Điều này có nghĩa là, việc mở rộng đầu tư tồn cầu có thể dẫn đến lợi tức cao hơn với cùng mức rủi ro, hoặc rủi ro thấp hơn cho cùng mức lợi tức dự tính. Điều này được rút ra từ quy tắc cơ bản của đa dạng hóa tổ họp “đa dạng hóa càng rộng, thu nhập càng ổn định và càng khuyếch tán rủi ro”. Thơng qua đa dạng hóa quốc tế, tức là bàng cách đa dạng hóa đầu tư giữa các nước mà chu kì kinh tế của nó khơng giống nhau hồn tồn, các nhà đầu tư có thể giảm được hơn nữa sự biến động thu nhập của họ. Nói cách khác, rủi ro có tính hệ thống từ giác độ nền kinh tế của một quốc gia có thể khơng mang tính hệ thống từ giác độ của nền kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn, một cơn sốc về giá dầu làm tổn thương nền kinh tế Mĩ lại trợ giúp nền kinh tế cùa các nước xuất khẩu dầu và ngược lại. Như vậy, sự thay đổi giá của một số cổ phiếu này có thể được bù đắp một phần bởi các cổ phiếu khác trong danh mục đầu tư.

Bảng 5.11 cho thấy các số liệu về tương quan giữa thị trường chứng khoán Mĩ và TTCK các nước khác.

Bảng 5.11: Tương quan rủi ro giữa thị trường các nước và thị trường Mĩ (1974-1983)

Nước Tương quan với thị trường Mĩ Độ lệch chuẩn của doanh lợi (%) Rủi ro thị trường (B) từ góc độ Mĩ Mĩ 1,00 18,2 1,00 Canada 0,60 21,9 0,72

Nước Tương quan với thị trường Mĩ Độ lệch chuẩn của doanh lợi (%) Rủi ro thị trường (B) từ góc độ Mĩ Anh 0,33 34,4 0,62 Pháp 0,25 28,8 0,40 Đức 0,31 19,4 0,33 Thụy Sĩ 0,46 23,5 0,59 Bỉ 0,36 22,0 0,44 Áo 0,21 15,0 0,17

Tây Ban Nha 0,06 20,9 0,07

Thụy Điển 0,30 21,7 0,36 Đan Mạch 0,25 35,5 0,49 Nhật Bản 0,38 20,5 0,43 Hồng Kông 0,34 45,5 0,85 Singapore 0,39 41,5 0,88 Australia 0,43 29,3 0,69 Chỉ số EAFE 0,47 17,2 0,44 Chỉ số thế giới 0,91 17,1 0,86

Nguồn: Morgan standby Capital International

Chỉ số B thị trường nước ngoài cho biết rủi ro thị trường được rút ra từ mơ hình định giá tài sản vốn và được tính so với thị trường Mĩ theo cùng một phưong pháp mà chỉ số B các tài sản riêng biệt được tính.

lỉ thị trường Tương quan với nước ngoài thị trường Mĩ

Đõ lêch chuẳn của thi trường nước ngoài Độ lệch chuẩn của thị trường Mĩ

Chẳng hạn, hệ số B thị trường Canada là:

6 = 0,60x21,9/18,2 = 0,72

Số liệu ở bảng 5.11 cho thấy, hệ số B ở mỗi thị trường có sự khác nhau. Hệ số tương quan cao với Canada cho thấy thị trường này biến động theo sát thị trường Mĩ; ngược lại, mức tương quan thấp của Tây Ban Nha cho thấy thị trường Tây ban Nha và thị trường Mĩ có xu hướng chuyển động độc lập, không phụ thuộc vào nhau. Chỉ số thế giới về đa dạng hóa có mức rủi ro (17,1%) - thấp thứ hai - cho thấy lợi ích của việc đa dạng hóa đầu tư như thế nào.

Đa dạng hóa mang lại những lợi ích đáng kể cho nhà đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, những lợi ích từ đa dạng hóa trong đầu tư quốc tế thường vấp phải những giới hạn nhất định do sự tồn tại của một số rào càn. Chúng có thể bao gồm các trờ ngại về pháp luật, thông tin và kinh tế liên quan đến các phân đoạn của thị trường vốn quốc gia ngăn cản các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội để đầu tư ra nước ngoài. Việc thiếu năng lực chuyển đổi, khả năng mua bán chứng khoán một cách hiệu quả ờ một số sở giao dịch nước ngoài cũng là một rào cản quan trọng. Ngồi ra, có thể kể đến một số rào cản khác như: kiểm soát tiền tệ, chính sách thuế, thị trường vốn nước ngồi kém phát triển, rủi ro hối đối và việc thiếu các thơng tin cần thiết cho phân tích, đánh giá về TTCK nước ngồi. Tình trạng thiếu thơng tin, thơng tin khơng chính xác, kém tin cậy, khơng kịp thời cũng làm tăng đáng kể rủi ro đầu tư chứng khoán ở nước ngoài. Đây là động lực quan trọng khiến nhà đầu tư giữ tiền tại nước họ hơn là đầu tư ra nước ngồi để tìm kiếm lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, một số rào cản này dường như đang bị thu hẹp. Tiền được đầu tư ra nước ngoài được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có xu hướng gia tăng một cách đáng kể.

Đơn vị: Tì USD

Bàng 5.12: Quy mơ FPI cùa thế giới (1997-2004)

Chỉ tiêu 1997 2001 2002 2003 2004

Tổng FPI 5.885 12.711 14.122 19.044 23.263 Trđó: hình thức cổ phiếu 2.600 5.200 4.803 6.954 8.706

Nguồn: IMF (2004), Global Portolio Investment Survey

Số liệu bảng 5.12 cho thấy, quy mô FPI của thế giới đã tăng gần 2 lần trong 4 năm và xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn hiện nay, trong đó đầu tư theo hình thức mua bán cổ phiếu luôn chiếm tỉ lệ 30-35% trong tổng nguồn vốn đầu tư gián tiếp.

Cũng theo số liệu của IMF, các nước có quy mơ FP1 ra nước ngồi lớn nhất cũng đồng thời là nước có quy mơ luồng vốn FPI chảy vào lớn. Khoảng 65% FPI tập trung vào 8 quốc gia hàng đầu, đó là Mĩ, Anh, Nhật, Luxembourg, Đức, Pháp, Italia, Hà Lan.

Qua chương trình khảo sát đầu tư gián tiếp (CPIS) của IMF, FPI của thế giới được phân bổ trên 1/3 cho hạng mục cổ phiếu, trên 1/2 cho trái phiếu dài hạn và chỉ một số lượng nhỏ cho trái phiếu ngắn hạn.

Bàng 5.13: Cơ cấu vốn đầu tư FPI của thế giới qua các năm

Đơn vị: Nghìn tì USD

Năm Cổ phiếu Trái phiếu dài hạn Trái phiếu ngắn hạn Tổng số

1997 2,6 3,2 0,0 5,8

2001 5,2 6,4 1,1 12,7

2002 4,8 8,0 1,3 14,1

2003 6,9 10,5 1,5 19,0

2004 8,7 12,6 K9 23,2

Chưong 6 TÍN DỤNG QUỐC TÊ

Tín dụng quốc tế là một phạm trù kinh tế có liên quan đến hầu hết các chủ thể của đời sống kinh tế xã hội. Với vai trị là một cơng cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các nước kém phát triển giải quyết được sự thiếu hụt thường xun trên cán cân thanh tốn quốc tế, tín'dụng quốc tế ngày càng phát triển với nhiều loại hình và phương thức đa dạng. Nhận thức được tầm quan trọng nói trên, chương 6 giáo trình sau khi giới thiệu những vấn đề lí luận cơ bản về tín dụng quốc tế sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu các điều kiện, quy trình phát hành trái phiếu quốc tế, xác định lãi suất tài trợ hiệu quả, các vấn đề về nợ nước ngoài và khủng hoảng nợ nước ngoài của những nền kinh tế đang phát triển, cuối cùng là những nội dung liên quan đến hệ thống điều chỉnh giao dịch tín dụng quốc tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)