Đổi với nước nhận tài trợ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 100 - 104)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

7.2.4.1. Đổi với nước nhận tài trợ

• Tác động tích cực của ODA

- Ngn vốn ODA là nguồn vốn bố sung cho đầu tư phát ưiến tại nước tiếp nhận

Khi nguồn vốn trong nước cịn hạn chế, thì nguồn vốn ODA với các đặc điểm: lượng vốn lớn, thời hạn trả nợ dài, có mức lãi suất ưu đãi, thành

tố viện trợ khơng hồn lại trong khoản vay tối thiểu là 25%, trở thành nguồn vốn rất quan trọng để đầu tư cho các cơng trình hạ tầng kinh tế lớn như: xây dựng đường giao thông, phát triển ngành năng lượng... và các dự án hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Đây là những lĩnh vực cần nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên sừ dụng nguồn vốn ODA là họp lí và cần thiết. Do đó ODA chính là nguồn vốn bổ sung quan trọng, nó được coi như một biện pháp giúp các nước nghèo tìm “điểm cất cánh” phù hợp với sự phát triển kinh tế của nước đó trong thời kì q độ.

Hon nữa nhờ có viện trợ mà nước tiếp nhận có điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho q trình cơng nghiệp hóa đất nước, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đường sá, giao thơng... cải cách hành lang pháp lí tạo ra mơi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đầu tư tư nhân.

- Viện trợ giúp phát triên nguồn nhãn lực, giảm tình trụng đói nghèo và cải thiện các chi tiêu xã hội

Khi đã thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng cao hơn, đặc biệt khi nước nhận viện trợ có một cơ chế quản lí tốt. Khi dó các chỉ tiêu xã hội cũng được cải thiện, trong đó có chỉ tiêu phát triển tổng họp về con người (HDI). Đây chính là lợi ích lâu dài, căn bản của một quốc gia. Mặt khác, thơng qua các chương trình, dự án, trình độ của đội ngũ cán bộ cũng được nâng cao nhờ tiếp cận các quy trình cơng nghệ tiên tiến, hiện đại trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ, hiểu rõ những quy trình, quy định, thông lệ quốc tế trong công tác đấu thầu, giải ngân, quản trị dự án...

ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ, trực tiếp giúp cài thiện điều kiện giáo dục, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường... Với những tăng trưởng nhanh, thu nhập đầu người sẽ tăng, mức độ đói nghèo sẽ giảm, kéo theo đó là sự cải thiện các chỉ tiêu xã hội như tuổi thọ, tỉ lệ nhập học...

- Viện trợ giúp cái thiện thê chế và chính sách kinh tế

Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế ở các nước đang phát triển là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng và làm giảm đói nghèo. Việc làm này khơng chỉ để phù hợp với xu hướng thế giới, nhàm thu hút đầu tư nước ngồi, mà cịn tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế xã hội quốc gia. Khi tiếp nhận vốn ODA, thực chất là các khoản vay nợ, thói quen của người

dân đối với việc hưởng thụ các dịch vụ công cũng dần thay đổi, từ thói quen khơng phải trả tiền, hoặc trả rất ít sang thói quen trả phí khi sử dụng. Điều này tác động đến nếp nghĩ của người dân trực tiếp sử dụng viện trợ và là nền tảng để cải thiện thế chế và chính sách kinh tế.

- Nguồn von ODA bố sung nguồn ngoại tệ cho đất nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn ODA thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách và cán cân thanh toán quốc tế, giảm bớt tình trạng thiếu vốn ngoại tệ.

• Tác động tiêu cực của ODA

Bên cạnh những tác động tích cực, việc tiếp nhận nguồn vốn ODA cũng có nhiều tác động tiêu cực. Một số bất lợi chính là:

- Phải chấp nhộn những điều kiện, ràng buộc do nhà tài trợ đưa ra, gây bất lợi cho quốc gia về mặt kinh tế, chính trị, xã hội

Các nước giàu khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phịng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Vì vậy, họ đều có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay họ có lợi thế (những mục tiêu ưu tiên này thay dổi cùng với tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trong nước, khu vực và trên thế giới).

về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá cùa nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hố mới của nước tài trợ; u cầu có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ dầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao, chi phí thấp và có được các đơn đặt hàng của Chính phủ... Những ràng buộc này khiến cho ngân sách nhà nước mất đi một khoản thu từ thuế nhập khấu, thuế đối với các doanh nghiệp trong nước do hàng hóa của doanh nghiệp này bị mất chỗ đứng trên thị trường.

Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gan với việc mua các sàn phẩm từ các nước này mà khơng hồn tồn phù hợp, thậm chí là khơng cần thiết đối với các nước nghèo. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch như nhập khấu tối

đa các sản phẩm của nước cấp ODA, hoặc phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Các dự án ODA trong một số lĩnh vực như đào tạo, lập dự án và tư vấn kỳ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường rất cao (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lưcmg cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

Nước tiếp nhận ODA tuy có tồn quyền quản lý, sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù khơng trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu, hoặc hỗ trợ chuyên gia. Do vậy, các dự án, chưong trình mà các nhà tài trợ này lựa chọn lại có thể khơng phải là dự án quan trọng và tối ưu nhất đối với nước tiếp nhận. Vì thế, chi phí mua sắm thiết bị, cơng nghệ có thể với giá trị rất lớn nhưng công suất sử dụng không cao, hoặc phải bỏ ra chi phí quá cao cho các dịch vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ.

Trong một số trường hợp, ODA gắn liền với mục đích chính trị của nước tài trợ. Nhà tài trợ muốn gây uy tín, ảnh hưởng của quốc gia mình đối với nước nhận tài trợ, thậm chí có thể đưa ra những u cầu về thay đổi đường lối, chính sách cho phù hợp với chính sách của họ. Khi các quốc gia khước từ các điều kiện ràng buộc, hoặc có thể chế chính trị bị coi là thù địch sẽ nằm ngoài diện được cấp ODA. Sự phân biệt đối xử có chủ định này tạo nên tình trạng khơng đồng đều trong phân bổ nguồn ODA giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới.

Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ ODA là nước cung cấp không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào mục đích quân sự. Các nhà phân tích phương Tây đã thẳng thắn chỉ ra rằng: Mĩ là nước cung cấp khối lượng viện trợ khổng lồ, đã dành trọn % trong số 21 tỉ USD ngân sách để viện trợ nước ngồi dưới hình thức viện trợ qn sự, và cũng con số này được dành chủ yếu cho 2 quốc gia Israel và Ai cập. Hoặc báo chí Anh đã từng lên án về việc Malaysia phải gián tiếp cho các cơng ty quốc phịng của Anh thắng thầu trong số hợp đồng mua bán vũ khí để được nhận 300 triệu bảng tài trợ cho dự án xây dựng đập Pergau vào năm 1994.

- Các khoản vay ODA làm tăng gánh nặng nợ nần cho quốc gia

Dù thời hạn vay ODA dài nhưng đã là khoản vay thì vẫn đến lúc phải trả nợ. Tác động của yếu tố tỷ giá hối đối có thể làm cho giá trị vốn ODA

phải hoàn trả tăng lên. Đặc biệt, đối với những nước sử dụng ODA không hiệu quả do xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sừ dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án; thất thốt, lãng phí trong sử dụng vốn... dẫn đến chất lượng và hiệu quả sử dụng các cơng trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA thấp. Tất cả những điều đó có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần, thiếu khả năng thanh toán...

Trong những năm qua, ODA ở Việt Nam đã trở thành một nguồn vốn thực sự quan trọng và có hiệu quả trong tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong thu hút và sử dụng vốn ODA, còn tồn tại nhiều vấn đề mà Việt Nam cần phải giải quyết, đó là: tình trạng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA chưa hiệu quả, tỷ lệ giải ngân còn thấp, mức độ ưu đãi có xu hướng giảm dần và xa hơn là vấn đề trả nợ ODA.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 100 - 104)