Dặc điểm của ODA

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 96 - 97)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

7.2.3.1. Dặc điểm của ODA

- ODA hướng, tới mục tiêu thúc đấy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng của các nước đang và chậm phát triên

Lợi nhuận không phải là mục tiêu của ODA. ODA mang tính chất viện trợ quốc tế của các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế cho các nước nước nghèo, chậm phát triển. Nguồn vốn tài trợ ODA giúp các nước nghèo, chậm phát triển bổ sung nguồn vốn cho quá trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Đây cũng chính là nền tảng tạo điều kiện gia tăng tốc độ phát triển của các quốc gia tài trợ và xa hơn là sự phát triển & thịnh vượng chung của cả cộng dồng thế giới.

- Nguồn von ODA là nguồn viện trợ, hoặc tín dụng ưu đãi

ODA bao gồm các khoản viện trợ khơng hồn lại và các khốn vay. Trong đó các khốn tín dụng ODA thường có thời gian cho vay, thời gian ân hạn dài (thời gian cho vay có thế tới 40 năm, thời gian ân hạn có thể lên dến 10 năm), lãi suất thấp hơn so với tín dụng thương mại (khoảng 1,5%/ năm). Ngoài ra, trong tống nguồn vốn ODA ln có một phần viện trợ khơng hồn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA. Vì vậy, khác với tín dụng thương mại, ODA mang đặc trưng là nguồn tín dụng ưu dãi.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 1993-1999, Việt Nam đã kí vay 11.627 triệu USD, trong đó 9.632 triệu USD (chiếm khoảng 83%) có thời hạn 30-40 năm, lãi suất 0,75-2%/ năm.

- ODA chỉ bao gồm các giao dịch tài chính quốc tế ở tầm cỡ quốc gia (chủ thế tiếp nhận ODA là Chính phủ các quốc gia)

Khác với các giao dịch tài chính quốc tế khác (vừa bao gồm các giao dịch tài chính của Chính phủ vừa bao gồm các giao dịch tài chính của dân cư các quốc gia đó), ODA hầu như khơng mang tính chất tư nhân, có nghĩa là nó khơng bao gồm các giao dịch tài chính của các nhà tài trợ với các cơng ty tư nhân ở nước tiếp nhận tài trợ. Người nhận tài trợ và có trách nhiệm trả nợ chỉ là một chủ thể duy nhất, đó là Chính phủ. Tuy nhiên, khi nhận tài trợ, Chính phủ có thể ủy quyền, hoặc phân phối nguồn vốn cho các Bộ, ngành, đơn vị để triển khai thực hiện các chương trình, dự án đã được chấp thuận của nhà tài trợ.

- Nguồn vốn ODA trong rất nhiều trường hợp gan liền yếu tố chính trị với hiệu quả kinh tế- xã hội

ODA thường gắn chính sách hỗ trợ với việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp của nước tài trợ nên thường có sự ràng buộc lựa chọn dự án, thuê tư vấn, chọn nhà thầu, nhà cung ứng thiết bị hàng hóa cho dự án. Đồng thời, qua việc hỗ trợ ODA, các nước viện trợ muốn gây ảnh hưởng chính trị tới nước tiếp nhận viện trợ.

- Thủ tục ODA phức tạp, cần nhiều thời gian trong các giai đoạn của dự án

Để được nhận các khoản ODA, nước tiếp nhận cần phải thực hiện nhiều thù tục như: chuẩn bị các tài liệu về nhu cầu tài trợ, tiếp xúc, quảng bá vận động ODA, đàm phán tài trợ, thiết lập các dự án khả thi và các hồ sơ giải ngân... Thực tế cho thấy, nước tiếp nhận ODA thường phải thay đổi nhiều lần việc thiết kế dự án, mất nhiều thời gian chuẩn bị dự án mới được nhà tài trợ chấp thuận thẩm định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 96 - 97)