Quản lí sử dụng và trả nợ ODA

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 114 - 119)

- Ảnh hưởng của dự án tới tổng thu nhập của nhà đầu tư

về chính trị, ODA được sừ dụng như một công cụ để xác định vị trí,

7.3.3. Quản lí sử dụng và trả nợ ODA

• Quản lí sử dụng ODA

Đặc điểm của ODA là sự ưu đãi, thể hiện ở các khoản viện trợ khơng hồn lại và các khoản vay với lãi suất thấp. Đặc điểm này dễ làm nảy sinh tư tưởng sử dụng tùy tiện, kém hiệu quả. Đã có nhiều quốc gia dùng ODA để nhập hàng tiêu dùng về bán với giá rẻ, hoặc để xây trụ sở, sử dụng vào các mục tiêu phi kinh tế... Hậu quả là hiệu quả sử dụng ODA thấp kém, không tạo ra sự phát triển của quốc gia. Chính vì thế mà các đối tác cung cấp thường xuyên khuyến cáo các Chính phủ tiếp nhận ODA phải có các giải pháp hữu hiệu để quản lí sử dụng tốt các khoản ODA. Họ lưu ý rằng, ODA cũng có thể để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ con cháu mai sau. Bài học nhãn tiền của Mexico, Brasil, Argentina và nhiều nước châu Mĩ Latin khác cũng như một số nước châu Phi đã minh chứng cho điều đó.

Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của các quốc gia tiếp nhận ODA là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đe thực hiện được mục tiêu nêu trên, việc quản lí sử dụng ODA là khâu vô cùng quan trọng. Một số nội dung quản lí ODA thường được các quốc gia áp dụng phổ biến, đó là:

- Xây dựng và lựa chọn các dự án thực sự cần thiết đối với nền kinh tế - xã hội

Để có thể nhận được các khoản ODA, các cấp, ngành, đon vị liên quan phải lập các dự án một cách chi tiết, cụ thể thông qua các bản luận chứng kinh tế - kĩ thuật, thiết kế chi tiết... Điều quan trọng hon là các thiết kế dự án này phải được thẩm định chặt chẽ, toàn diện, khách quan, đánh giá được hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài của dự án.

- Thực hiện đấu thầu rộng rãi

Các phần thi công, mua sắm máy móc, trang thiết bị của dự án... phải được đấu thầu để lựa chọn ra nhà thầu tốt nhất. Đấu thầu khơng chỉ bó hẹp với các đối tác trong nước mà còn mở rộng cho dối tác nước ngồi.

- Thiết lộp cơ quan chun trách qn lí ODA

Thực tế quản lí sử dụng ODA cho thấy, để có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA thì chúng phải được tập trung về một đầu mối thống nhất, tức là phải có một cơ quan chuyên trách. Cơ quan này vừa là người tổng hợp nhu cầu ODA, vừa là người phân phối, giám sát việc sử dụng các khoản ODA, đồng thời đây cũng là người thu hồi các khoản nợ của các dự án khi đến hạn trả nợ.

Cơ quan quản lí chuyên trách ODA có thể nằm trong Bộ Ke hoạch & Đầu tư, hoặc Bộ Tài chính, hoặc trực thuộc Chính phủ. Trong cơ quan này có các bộ phận tham mưu như bộ phận chuyên theo dõi viện trợ khơng hồn lại, bộ phận theo dõi các khoản vay, bộ phận quản lí quỹ trả nợ Chính phủ...

- Phán cấp quán ll sử dụng ODA

Các khoản ODA được quản lí vào một đầu mối sẽ đảm bảo được yêu cầu tập trung thống nhất cao, nhưng dễ dẫn đến tình trạng khơng sâu sát, khơng cụ thể, thiếu thực tiễn. Đặc biệt, trong điều kiện có nhiều khoản ODA với qui mơ lớn, việc quản lí tập trung sẽ trở nên khó khăn hơn. Do vậy, trong quản lí ODA, nhiều quốc gia đã thực hiện phân cấp cụ thế cho các bộ, ngành, địa phương.

Phân cấp phê duyệt các chương trình dự án ODA được coi là biện pháp quan trọng để nâng cao trách nhiệm và mở rộng quyền hạn của các bộ, ngành, các cấp chính quyền trong quản lí và sừ dụng ODA mà khơng làm giảm nhẹ trách nhiệm diều phối và sừ dụng viện trợ nước ngồi của Chính phủ. Cơ chế phân cấp được áp dụng phổ biến là:

+ Thủ tướng Chính phủ quản lí danh mục các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA hàng năm của quốc gia; các chương trình, dự án quan trọng (thường gọi là dự án nhóm A); các chương trình, dự án có qui mơ vốn lớn (mức quy định cụ thể tùy theo từng quốc gia); các chương trình hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến một số ngành, lĩnh vực như xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật, an ninh, quốc phòng...

+ cấp Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lí, thẩm tra, thẩm định và quyết định đầu tư đối với các chương trình, dự án ODA khơng thuộc thẩm quyền Thủ tướng; các chương trình dự án khơng thật quan trọng (nhóm B) có quy mơ tương đối nhỏ trong các ngành, lĩnh vực thông thường.

+ Các tổ chức, đơn vị trực tiếp thụ hưởng ODA có trách nhiệm tổ chức quản lí, điều hành các quy trình, cơng việc cụ thể theo đúng các nội dung được ghi trong các chương trình, dự án.

- Kiếm sốt chặt chẽ việc sử dụng các khoán ODA

Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán, cấp giấy phép xây dựng, quản lí chất lượng cơng trình, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo hiểm cơng trình xây dựng thuộc dự án ODA, quyết toán vốn ODA phải được tiến hành theo quy định của nước nhận tài trợ và yêu cầu của nhà tài trợ quy định trong các điều ước quốc tế về ODA, đảm bảo nguồn vốn ODA của các chương trình, dự án phải dược sử dụng đủng mục tiêu và nội dung đã được phê duyệt, chống các hiện tượng sử dụng sai mục đích, tham nhũng, lãng phí...

• Quản lí trả nợ ODA

ODA có thể để lại gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận. Vì vậy, quản lí trả nợ vay ODA có ý nghĩa quan trọng.

Đối với các khoản ODA viện trợ khơng hồn lại, mặc dù khơng phải hồn trả, nhưng cũng cần được quản lí chặt chẽ để đảm bảo nguyên tắc quản lí tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Đối với các khoản tín dụng ODA, tùy theo từng hình thức vay mà có biện pháp quản lí thu hồi vốn gốc và lãi thích hợp.

- Đối với khoản vay bàng tiền đưa vào cân đối NSNN: khi kho bạc nhà nước nhận được khoản vay sẽ ghi thu NSNN. Khi đến hạn trả nợ, kho bạc nhà nước sẽ trích tiền từ tài khoản kho bạc để trả nợ trực tiếp cho người cung cấp ODA, hoặc chuyển tiền qua Quĩ trả nợ quốc gia. Trong cả hai trường họp trên đều ghi chi NSNN (chi trả nợ).

- Đối với các khoản vay cho các dự án cụ thể:

+ Nếu là các dự án mang tính xã hội, khơng có khả năng thu hồi để trả nợ, khi đến hạn trả, trích từ tài khoản của kho bạc, ghi chi NSNN để trả nợ như trường họp trên.

+ Nếu dự án có số thu đủ để trà nợ, hàng năm (khi dự án được đưa vào sử dụng) sẽ trích một phần doanh thu trả nợ vào quĩ trả nợ quốc gia.

- Trả lãi vốn vay hàng năm: được lấy từ chi NSNN hàng năm.

Trong quản lí nợ, để tránh rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu hoặc mất khả năng thanh tốn nợ, Chính phủ thường thiết lập và tổ chức thực hiện một số chính sách sau:

- Thành lập Quĩ trả nợ quốc gia để tập hợp các khoản nợ Chính phủ nhằm trả nợ đúng hạn.

- Bố trí đều đặn khoản trả nợ trong NSNN hàng năm cho những khoản vay khơng có khả năng thu hồi vốn.

- Khống chế mức vay hàng năm không vượt quá một tỉ lệ % nhất định trên GDP. Tỉ lệ này cao hay thấp tùy theo nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn và thanh toán nợ của mỗi quốc gia.

Trường hợp không trả được nợ đúng hạn, các Chính phủ thường áp dụng các biện pháp:

- Hỗn nợ, khoanh nợ: trường hợp đến hạn trả mà nước mắc nợ chưa có nguồn để trả cho nước (hoặc tố chức quốc tế) tài trợ, Chính phủ nước mắc nợ chủ động xin chủ nợ hoãn trả một thời gian kèm theo những điều kiện nào đó (giữ nguyên lãi suất hoặc lãi suất cao hơn...), hoặc xin khoanh nợ (ghi số nợ phải trả và không phải trả thêm tiền lãi cho đến khi trả được nợ).

- Vay nợ mới, trả nợ cũ: chủ nợ có thể cho phép nước mắc nợ vay một khoản vay mới với những điều kiện ưu đãi ít hơn, hoặc khơng có ưu đãi để trả nợ cũ; hoặc cho phép nước mắc nợ vay của chủ nợ mới để trả nợ cũ.

- Mua lại nợ: chủ nợ có thể cho phép nước mắc nợ dùng một số tiền ít hơn để mua lại số nợ. Thực chất đây là sự xóa nợ một phần.

- Xóa nợ: các chủ nợ tuyên bố xóa nợ cho nước mắc nợ (tồn bộ hoặc một phần).

- Chuyển nợ thành cổ phần: chủ nợ đồng ý cho nước mắc nợ lấy cổ phần của các doanh nghiệp trong nước đế trả nợ. Chủ nợ sẽ là chủ sở hữu, hoặc đồng sở hữu của một số doanh nghiệp nước mắc nợ.

- Tuyên bố vỡ nợ: Chính phủ nước mắc nợ có thể tun bố vỡ nợ, hành động này có thể sẽ phải trả giá đắt cho các quan hệ sau này.

Việc đàm phán nợ Chính phủ hiện nay thường được thực hiện phổ biến qua “Câu lạc bộ London và Paris”. Tuy khơng chính thức là hệ thống điều chỉnh, hai câu lạc bộ này có những hoạt động khơng khác gì một hệ thống điều chỉnh các giao dịch tài chính quốc tế. Thực tế các câu lạc bộ này thường tồn tại với tư cách là diễn đàn thực hiện các thưcmg lượng, thỏa thuận vay nợ, thanh toán, chuyến nhượng; điều chỉnh lãi suất của thị trường tiền tệ châu Âu (Eurocurrencies Markets), các lãi suất tài chính quốc tế; hỗ trợ việc ân hạn, tái cơ cấu nợ; thực hiện các biện pháp ngăn chặn rủi ro vỡ nợ, phá sản, khơng thanh tốn nợ quốc tế...

Chương 8

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)