CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TÊ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 161 - 163)

VI dụ rõ nhất về cấp độ liên minh này là Khu vực đồng Euro Các khu vực được thành lập với mục tiêu trờ thành liên minh kinh tể tiền tệ nhưng chưa hoàn thành được

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TÊ

9.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN

QUỐC TẾ9.1.1. Khái niệm 9.1.1. Khái niệm

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thực hiện chính sách mở cửa để tăng cường mở rộng giao lưu kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội giữa các nước trong khu vực và tồn cầu. Trong đó, quan trọng nhất là việc giao lưu kinh tế được thể hiện thông qua các quan hệ thưong mại, du lịch, dịch vụ, tín dụng, đầu tư, viện trợ, ...

Tất cả các mối quan hệ trên đều được biểu hiện bàng tiền, hình thành quan hệ thu chi quốc tế của mỗi nước với nước ngồi và các tổ chức tài chính quốc tế. Thu chi quốc tế bao gồm tất cả các khoản thu chi của một nước với nước ngoài bằng ngoại tệ, do đó, thu chi quốc tế là thu chi ngoại tệ của một nước với thế giới bên ngoài.

Toàn bộ các khoản thu chi quốc tế của một nước được phản ánh trong một tài liệu quan trọng gọi là cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh tốn quốc tế khơng những phản ánh đầy đủ quan hệ kinh tế đối ngoại của một nước với các nước khác trên thế giới mà còn là một trong bốn căn cứ quan trọng để đánh giá thành tựu kinh tế của một quốc gia. Đó là, tổng sản phẩm quốc dân (GDP), công ăn việc làm, lạm phát và cán cân thanh toán quốc tế. Vậy Cán cân thanh tốn quốc tế là gì?

Theo định nghĩa chính thức của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF): “Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment - BOP) là báo cáo thống kê tóm tắt một cách có hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) về các nghiệp vụ kinh tế của một nền kinh tế với phần cịn lại của thế giới”.

Nói cách khác, cán cân thanh toán quốc tế là một bảng kết toán tổng hợp tất cả các luồng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư giữa một nước với các nước khác trên thế giới trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Để nhất quán các nội dung phản ánh vào BOP của các quốc gia, IMF đã qui định chỉ ghi chép vào BOP của mỗi quốc gia các giao dịch ngoại tệ giữa người cư trú với người không cư trú của mỗi quốc gia đó mà thơi.

Để là người cư trú trong một nền kinh tế, đcm vị kinh tế đó phải có trung tâm lợi ích kinh tế nằm trong lãnh địa kinh tế của quốc gia đó. Trung tâm lợi ích kinh tế có thể là nhà cửa, địa điểm sản xuất hoặc các bất động sản khác trong lãnh địa kinh tế mà tại đó hoặc từ đó họ tiến hành các giao dịch và hoạt động kinh tế với một qui mô nhất định trong một thời gian dài xác định. Thời gian dài ở đây được hiểu từ 1 năm trở lên.

Trong nền kinh tế, thuật ngữ người cư trú bao gồm các cá nhân, các doanh nghiệp (là các công ty hoặc chi nhánh của cơng ty nước ngồi), các tổ chức phi lợi nhuận và Chính phủ.

Các cá nhân: Có hai tiêu chí quan trọng để xác định tình trạng cư trú,

đó là cá nhân sinh sống dài hạn tại nước đó và sản phẩm mà họ tạo ra được coi là một phần trong tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó. Đối với cá nhân, khái niệm cư trú mang tính kinh tế hon là tính pháp lý. Một cá nhân được coi là người cư trú của một nước có thể khơng nhất thiết phải là cơng dân của nước đó. Nhân tố quan trọng gắn với tình trạng cư trú của cá nhân đó là liệu người đó có tham gia vào q trình sản xuất và tiêu dùng lâu dài tại nước đó hay khơng. Tiêu chí xác định mức độ lâu dài ở đây là thời hạn 1 năm. Vì vậy, nếu một cá nhân cư trú tại một nước từ 1 năm trở lên thì được coi là người cư trú của quốc gia đó. Neu khơng, họ là người khơng cư trú.

Các doanh nghiệp: Một doanh nghiêp là một đon vị cư trú của một

nước khi doanh nghiệp đó tham gia sản xuất ra hàng hố và dịch vụ với một qui mơ nhất định tại nước đó.

Các tố chức phi lợi nhuận: Cũng như các doanh nghiệp, các tổ chức phi

lợi nhuận là người cư trú của một nước mà tại đó họ đóng trụ sở hoặc tiến hành các hoạt động của mình. Các tổ chức phi lợi nhuận thường hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hố, giải trí và các dịch vụ xã hội và cộng đồng khác miễn phí hoặc có doanh thu khơng bù đắp hồn tồn chi phí sản xuất. Các đon vị cư trú này bao gồm các tổ chức xã hội, văn hoá, nhà thờ, các trường đại học, các hội nghề nghiệp...

Chính phủ: Các cơ quan chính phủ của một nước theo khái niệm cư trú

bao gồm tồn bộ các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương, các tổ chức, chi nhánh đóng trụ sở tại nước đó. Tất cả các cơ quan chính phủ như

sứ quán, lãnh sự quán, đơn vị quân sự dù có trụ sở ở trong nước cũng như ở nước ngoài cũng được coi là người cư trú.

ở Việt Nam, khái niệm người cư trú và người không cư trú được quy định tại Khoản 2 và 3 thuộc Điều 3 trong Nghị định 164/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chinh phủ về Quàn lý Cán cân thanh toán quốc tế của Viẹt Nam bao gồm cá nhân và tổ chức.

Người cư trú là tổ chức hoặc cá nhân, bao gồm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính quốc tế: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Chủ biên) (Trang 161 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)