- Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu theo giới tính, khóa học,
chun ngành và kết quả học tập của sinh viên.
Khảo sát biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ở các chiều kích khác nhau, tác giả thu được kết quả sau:
+ Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo giới tính
Bảng 2.33. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo giới tính
TT Nội dung ĐTB Kiểm định T - Test Nam Nữ
1 Thực hiện các hình thức NCKH 1.83 1.97 0.057
2 Thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực 2.33 2.32 0.936
3 Thường xuyên sử dụng các phương pháp thu
thập dữ liệu 2.79 2.89 0.280
4 Thực hiện các công việc cần thiết 3.27 3.34 0.314
5 Đánh giá về về kỹ năng cơ bản 3.45 3.55 0.230
6 Đánh giá về kỹ năng bổ trợ 3.08 3.21 0.114
7 Năng lực thực hành các phương pháp thu
thập dữ liệu 3.06 3.24 0.047 ĐTB chung 2.83 2.93 PP thu thập dữ liệu trợ bản dụng các công PP thu việc cần thập dữ thiết liệu Thường Thực Các kỹ Các kỹ Thực xuyên sử hiện các năng cơ năng bổ hành các Thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực Thực hiện các hình thức NCKH
94
Kết quả khảo sát ở bảng 2.33 cho thấy: Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên nam và sinh viên nữ đều ở mức trung bình với ĐTB chung lần lượt là 2.83 và 2.93, sinh viên nữ có biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu tốt hơn sinh viên nam. Trong 07 biểu hiện mặt hành vi, sinh viên nữ có ĐTB cao hơn sinh viên nam ở 06 biểu hiện. Kiểm định T-Test cho thấy: Chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa giữa sinh viên nam và sinh viên nữ trong đánh giá năng lực thực hành các phương thu thập dữ liệu với mức ý nghĩa là 0.047; 06 biểu hiện cịn lại khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
+ Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo khóa học
Bảng 2.34. Hành vi của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo khóa học
TT Nội dung ĐTB Kiểm định ANOVA D27 D26 D25 D24 1 Thực hiện các hình thức NCKH 1.60 1.59 1.81 2.48 0.000
2 Thực hiện hoạt động NCKH theo
lĩnh vực 2.33 1.99 2.37 2.61 0.000
3 Thường xuyên sử dụng các PP thu
thập dữ liệu 2.71 2.36 2.82 3.37 0.000
4 Thực hiện các công việc cần thiết 3.35 2.90 3.32 3.58 0.000
5 Đánh giá về về kỹ năng cơ bản 3.54 3.03 3.53 3.82 0.000
6 Đánh giá về kỹ năng bổ trợ 3.22 2.75 3.02 3.47 0.000
7 Đánh giá về năng lực thực hành các
PP thu thập dữ liệu 2.98 2.76 3.26 3.45 0.000
ĐTB chung 2.82 2.48 2.88 3.25
Kết quả bảng 2.34 cho thấy: Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên khóa D27, D25, D24 ở mức trung bình với ĐTB chung lần lượt là 2.82; 2.88; 3.25; Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên khóa D26 ở mức yếu với ĐTB chung là 2.48. Trong đó, sinh viên khóa D24 có biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu tốt nhất, sinh viên khóa D26 hạn chế nhất. Kiểm định ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong tất cả 07 biển hiện về mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên theo khóa học với mức ý nghĩa là 0.000.
95
+ Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo chuyên ngành đào tạo
Bảng 2.35. Hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo chuyên ngành
TT Nội dung ĐTB Kiểm định
ANOVA
ANĐT PG ANXH ANNB
1 Mức độ thường xuyên thực hiện
các hình thức NCKH 1.93 1.68 1.94 1.94 0.004
2 Mức độ thường xuyên thực hiện
hoạt động NCKH theo lĩnh vực 2.34 2.03 2.41 2.53 0.001
3 Mức độ thường xuyên sử dụng
các PP thu thập dữ liệu 2.84 2.56 2.85 3.03 0.001
4 Năng lực thực hiện các nhiệm vụ 3.37 3.07 3.26 3.45 0.001
5 Đánh giá về các kỹ năng cơ bản 3.58 3.26 3.44 3.64 0.002
6 Đánh giá về các kỹ năng bổ trợ 3.24 2.97 2.95 3.30 0.001
7 Đánh giá về năng lực thực hành
các phương pháp thu thập dữ liệu 3.13 2.93 3.12 3.27 0.033
ĐTB chung 2.92 2.64 2.85 3.02
Kết quả bảng 3.35 cho thấy sinh viên các chuyên ngành đều có biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH ở mức trung bình với ĐTB chung lần lượt là 2.92; 2.64; 2.85 và 3.02. Trong đó, sinh viên chuyên ngành ANNB có biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu tốt nhất, tiếp đến là sinh viên chuyên ngành ANĐT và chuyên ngành ANXH; sinh viên chuyên ngành PG hạn chế nhất. Đồng thời, tiến hành kiểm nghiệm ANOVA cho thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa trên cả 07 biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu (sig < 0.05).
+ Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu theo kết quả học tập của sinh viên
Kết quả khảo sát ở bảng 2.36 cho thấy: Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ở 03 mức độ kết quả học tập đều đạt mức trung bình với ĐTB chung lần lượt là 2.78; 2.91 và 3.18. Trong đó, sinh viên có kết quả học tập loại giỏi – xuất sắc có biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu cao nhất;
96
tiếp đến là sinh viên có kết quả học tập loại khá và cuối cùng là sinh viên có kết quả học tập loại trung bình và trung bình khá.
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy: Có sự khác biệt có ý nghĩa ở 03 biểu hiện về mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu theo kết quả học tập của sinh viên đó là: Mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH (sig = 0.000 < 0.05); mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu (sig = 0.001 < 0.05) và đánh giá về các kỹ năng bổ trợ (sig = 0.023 < 0.05).
Bảng 2.36. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu xét theo kết quả học tập của sinh viên
TT Nội dung
ĐTB theo kết quả học tập Kiểm định ANOVA
TB – TB
khá Khá Xuất săc Giỏi -
1 Mức độ thường xuyên thực hiệncác hình thức NCKH 1.62 1.91 2.45 0.000
2 Mức độ thường xuyên thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực 2.33 2.29 2.52 0.410 3 Mức độ thường xuyên sử dụng cácPP thu thập dữ liệu 2.63 2.85 3.23 0.001
4 Năng lực thực hiện các nhiệm vụ 3.46 3.54 3.72 0.204
5 Đánh giá về các kỹ năng cơ bản 3.40 3.49 3.67 0.181
6 Đánh giá về các kỹ năng bổ trợ 3.03 3.11 3.44 0.023
7 Đánh giá về năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu 3.01 3.15 3.23 0.211
ĐTB chung 2.78 2.91 3.18
Tóm lại, biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên chỉ ở mức trung bình với ĐTB chung là 2.86 và chỉ có sự khác
biệt có ý nghĩa trong đánh giá ở 01 biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thập dữ liệu giữa sinh viên nam và sinh viên nữ nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa ở cả 05 biểu hiện mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo khóa học, theo chuyên ngành đào tạo.
2.2.4. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân
Tổng hợp kết quả khảo sát ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên, tác giả thu được kết quả về kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên ĐHANND ở bảng 2.37 như sau: Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH
97
của sinh viên hệ chính quy ĐHANND đạt mức trung bình với ĐTB chung là 3.22, trong đó, nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu đạt mức khá tốt, thái độ và hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu chỉ ở mức trung bình. Trong ba mặt biểu hiện của kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên, mặt nhận thức là tốt nhất với ĐTB là 3.57 và ĐLC là 0.50, xếp vị trí thứ hai là mặt thái độ với ĐTB là 3.24 và ĐLC là 0.64, mặt hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu là hạn chế nhất với ĐTB là 2.86 và ĐLC là 0.58.
Bảng 2.37. Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên
TT Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ĐTB ĐLC Thứ bậc
1 Nhận thức 3.57 0.50 1
2 Thái độ 3.24 0.64 2
3 Hành vi 2.86 0.58 3
ĐTB chung 3.22
Ngoài ra, số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên còn hạn chế, điều này cho thấy kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên chưa tốt. Có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhận thức giữa sinh viên nam và sinh viên nữ về kỹ năng thu thập dữ liệu, trong đó sinh viên nữ có nhận thức tốt hơn sinh viên nam về kỹ năng thu thập dữ liệu; có sự khác biệt có ý nghĩa trên cả ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên các khóa về kỹ năng thu thập dữ liệu, sinh viên khóa D24 có nhận thức, thái độ và biểu hiện hành vi tốt hơn sinh viên các khóa khác.
Tiến hành khảo sát tương quan tuyến tính giữa các mặt nhận thức, thái độ và hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên bằng cách tính hệ số tương quan Pearson thu được kết quả như sau:
Bảng 2.38. Tương quan giữa nhận thức với thái độ và hành vi
TT Nội dung Hệ số tương quan Mức ý nghĩa
1 Nhận thức và thái độ 0.669 0.000*
2 Nhận thức và hành vi 0.617 0.000*
3 Thái độ và hành vi 0.759 0.000*
98
Kết quả bảng 2.38 cho thấy có sự tương quan thuận giữa nhận thức, thái độ và hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên và mức độ tương quan ở mức khá cao. Trong đó, mức độ tương quan giữa thái độ và hành vi là cao nhất, mức độ tương quan giữa nhận thức và hành vi là thấp nhất.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu sản phẩm (04 cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên) cho thấy: Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên khóa D24, D25 thơng qua các cơng trình nghiên cứu khoa học và khóa luận rất tốt, sinh viên vận dụng đa dạng các phương pháp thu thập dữ liệu; dữ liệu trong cơng trình nghiên cứu khá phong phú, minh chứng rõ ràng cho các luận cứ khoa học; danh mục tài liệu tham khảo khá nhiều phục vụ tốt cho đề tài. Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu của sinh viên được hội đồng đánh giá cao, một số cơng trình đạt giải cao ở các cuộc thi. Sản phẩm là chun đề mơn học của sinh viên khóa D27 cịn hạn chế về phương pháp thu thập dữ liệu, dữ liệu thu thập được chưa nhiều chủ yếu là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, danh mục tài liệu tham khảo còn nghèo nàn. Điều này chứng tỏ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên còn hạn chế, cụ thể:
Với chuyên đề môn học “Ý thức chấp hành quy định về quy tắc ứng xử của cơng an nhân dân trong sinh viên khố D27 trường Đại học An ninh nhân dân” do sinh viên T.T lớp D27D thực hiện, sinh viên sử dụng 02 phương pháp thu thập dữ liệu, trong đó phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Dữ liệu trong chuyên đề sử dụng chủ yếu từ kết quả điều tra bằng bảng hỏi. Là sinh viên năm nhất mới bắt đầu làm quen với hoạt động NCKH cho nên kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên còn hạn chế, chưa sử dụng đa dạng các phương pháp thu thập dữ liệu phục vụ cho hoạt động NCKH [Phụ lục 6].
Thứ hai, nghiên cứu sản phẩm là cơng trình NCKH “Chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị” thuộc lĩnh vực Xã hội học do nhóm sinh viên khóa D25 thực hiện, tác giả nhận thấy: Kỹ năng thu thập dữ liệu của nhóm sinh viên rất tốt, dữ liệu trong đề tài nghiên cứu rất phong phú, minh chứng rõ ràng cho giả thuyết nghiên cứu. Nhóm sinh viên sử dụng đa dạng các phương pháp thu thập dữ liệu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu để viết phần cơ sở lý luận của đề tài,
99
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp quan sát phục vục việc làm rõ thực trạng. Đề tài đạt được đánh giá tốt, đạt giải nhất cuộc thi sinh viên NCKH cấp trường lần thứ XVII, giải nhì cuộc thi sinh viên NCKH Eureka do Thành đồn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 và giải ba cuộc thi sinh viên NCKH của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017 [Phụ lục 6].
Qua nghiên cứu sản phẩm thuộc lĩnh vực nghiệp vụ An ninh “Công tác đảm bảo an ninh công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” do nhóm sinh viên lớp D25C2 thực hiện, tác giả nhận thấy, kỹ năng thu thập dữ liệu của nhóm sinh viên khá tốt thể hiện ở một số khía cạnh sau: Một là, nhóm sinh viên sử dụng đa dạng các phương pháp thu thập dữ liệu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp chun gia. Trong đó phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu tài liệu bởi vì đề tài thuộc lĩnh vực nghiệp vụ An ninh, những dữ liệu thực tế do Công an huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai xây dựng và quản lý theo chế độ tài liệu mật cho nên nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng hợp số liệu thực tế; Hai là, dữ liệu trong đề tài khá phong phú, minh chứng cho những luận cứ, luận điểm của đề tài; Ba là, danh mục tài liệu tham khảo tương đối nhiều với 44 tài liệu tham khảo; Bốn là, sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi sinh viên NCKH cấp trường lần thức XVIII lĩnh vực nghiệp vụ An ninh và cơng trình được lựa chọn tham dự cuộc thi Eureka do Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và cuộc thi sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức năm 2018 [Phụ lục 6].
Ngoài ra, qua nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của sinh viên N.V.N.H khóa D24 thực hiện tại Bộ môn Tâm lý với đề tài “Tác động tâm lý trong công tác tranh thủ chức sắc Cơng giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cơng tác an ninh”, tác giả nhận thấy khóa luận sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Dữ liệu trong đề tài khá phong phú làm cơ sở, minh chứng cho có luận cứ, luận điểm mà sinh viên đưa ra. Danh mục tài liệu tham khảo nhiều (34 tài liệu tham khảo). Do đề tài thuộc lĩnh vực Tâm lý nghiệp vụ cho
100
nên tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu để tổng kết thực tiễn là phương pháp chính. Khóa luận được tiểu ban chấm khóa luận đánh giá đạt loại xuất sắc [Phụ lục 6].
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân
Kết quả nghiên cứu về kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên ĐHANND cho thấy kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên chỉ ở mức trung bình. Vậy, những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực trạng trên và yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất,