Nhận thức của sinh viên về các phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 68 - 70)

TT Phương pháp ĐTB ĐLC Thứ bậc

1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 3.68 0.96 1

2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 3.11 1.01 4

3 Phương pháp phỏng vấn 3.12 0.93 3

4 Phương pháp quan sát 3.34 0.90 2

5 Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2.57 0.99 6

6 Phương pháp chuyên gia 2.82 1.25 5

7 Phương pháp thực nghiệm 2.25 1.08 7

ĐTB chung 2.99

Nhận thức của sinh viên về các phương pháp thu thập dữ liệu chỉ ở mức trung bình với ĐTB chung là 2.99. Trong 07 phương pháp thu thập dữ liệu, nhận thức của

59

sinh viên về 01 phương pháp ở mức khá tốt, 04 phương pháp ở mức trung bình và 02 phương pháp ở mức yếu. Sinh viên có nhận thức tốt nhất đối với phương pháp nghiên cứu tài liệu với ĐTB là 3.68; Tiếp đó là phương pháp quan sát với ĐTB là

3.34 và phương pháp phỏng vấn với ĐTB là 3.12; Sinh viên nhận thức hạn chế nhất đối với phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình với ĐTB là 2.56 và phương pháp thực nghiệm với ĐTB là 2.25 (mức yếu) [Bảng 2.7].

Sở dĩ thu được kết quả trên là do lĩnh vực sinh viên thường xuyên thực hiện NCKH đó là lĩnh vực nghiệp vụ cơng an cho nên trong quá trình thu thập dữ liệu, sinh viên thường sử dụng các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Hai phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình và phương pháp thực nghiệm sinh viên ít thực hiện hơn.

Kiểm nghiệm T–Test cho thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhận thức của sinh viên theo giới tính về các phương pháp thu thập dữ liệu (sig = 0.213 > 0.05). Kiểm nghiệm ANOVA thu được kết quả có sự khác biệt có ý nghĩa trong nhận thức của sinh viên các khóa về các phương pháp thu thập dữ liệu (với sig =

0.000 < 0.05) trong đó sinh viên khóa D24 có nhận thức tốt hơn sinh viên các khóa khác [Bảng 2.9. và 2.10].

Qua trao đổi với sinh viên về các phương pháp thu thập dữ liệu cho thấy: Sinh viên có nhận thức khá tốt về các phương pháp như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp chuyên gia. Hai phương pháp mà sinh viên nhận thức hạn chế là phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp thực nghiệm.

- Mức độ đồng tình với các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu

Ngồi ra, tác giả cịn tìm hiểu nhận thức về kỹ năng thu thập dữ liệu thơng qua mức độ đồng tình của sinh viên với các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu, kết quả thu được như sau: Mức độ đồng tình của sinh viên đối với các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu đạt mức khá tốt với ĐTB chung là 3.81, trong 09 nhận định có 08 nhận định, sự đồng tình của sinh viên ở mức khá tốt; 01 nhận định ở mức trung bình. Trong đó, nhận định: “Tổng hợp, phân loại, đánh giá dữ liệu là một cơng

60

việc địi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ và phải có tính kiên nhẫn” được sinh viên đồng tình cao nhất với ĐTB là 4.04 và ĐLC là 0.84; tiếp đó là nhận định “Cần vận dụng linh hoạt các phương pháp khi thu thập dữ liệu” với ĐTB là 3.93 và ĐLC là 0.89 và nhận

định “Dữ liệu đóng vai trị quyết định tính thuyết phục của cơng trình NCKH” với

ĐTB là 3.90, ĐLC là 0.91; nhận định sinh viên ít đồng tình nhất đó là: “Thu thập dữ liệu là hoạt động nhàm chán” với ĐTB là 3.30 (ở mức trung bình) và ĐLC là 0.89.

Điều này cho thấy, sinh viên nhận thức khá tốt về hoạt động thu thập dữ liệu, tính chất, tầm quan trọng và những yêu cầu của hoạt động thu thập dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 68 - 70)