Đánh giá về các kỹ năng bổ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 98 - 100)

TT Kỹ năng bổ trợ

Tỉ lệ (%)

ĐTB Thứ bậc

Rất

yếu Yếu Trung bình Khá tốt Rất tốt

1

Kỹ năng giao tiếp với các thành viên trong nhóm và các khách thể khảo sát

3.9 10.3 47.6 31.4 6.9 3.27 1

2 Kỹ năng phối hợp với cácthành viên trong nhóm 4.4 13.4 42.1 32.1 8.0 3.26 2 3 Kỹ năng sử dụng các cơng cụ tìm tài liệu 3.6 13.4 46.3 27.8 9.0 3.25 3 4 Kỹ năng quản lý thời gian thu thập dữ liệu theo tiến độ 4.4 11.8 50.1 25.2 8.5 3.22 4 5 Kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài trong thu thập dữ liệu 21.9 22.1 36.2 16.5 3.3 2.57 5

ĐTB chung 3.12

Xếp thứ hạng cao nhất là kỹ năng giao tiếp với các thành viên trong nhóm và các khách thể khảo sát với ĐTB là 3.27 (ở mức trung bình nhưng gần tiệm cận mức

khá tốt) và có 38.3 % sinh viên đánh giá kỹ năng giao tiếp của bản thân đạt mức khá tốt trở lên, 47.6 % sinh viên đánh giá đạt mức trung bình. Giao tiếp là một kỹ năng bổ trợ quan trọng giúp sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ thu thập dữ liệu nhất là giao tiếp với khách thể nghiên cứu và các chủ thể có liên quan. Đặc biệt là trong thu thập dữ liệu thuộc lĩnh vực nghiệp vụ cơng an, sinh viên có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ rất thuận lợi trong việc xin số liệu thực tế từ các đơn vị nghiệp vụ và công an các địa phương. Tuy nhiên vẫn còn tới 14.2% sinh viên đánh giá kỹ năng giao tiếp ở mức yếu và rất yếu.

Xếp vị trí thứ hai là kỹ năng phối hợp với các thành viên trong nhóm khi thực hiện cùng nhóm nghiên cứu với ĐTB là 3.26, trong đó có 40.1% sinh viên đánh giá

89

kỹ năng phối hợp với các thành viên trong nhóm đạt mức khá tốt trở lên và có 42.1% sinh viên đánh giá đạt mức trung bình và vẫn còn 17.8% sinh viên đánh giá ở mức yếu và rất yếu. Kỹ năng phối hợp với các thành viên trong nhóm là một kỹ năng cần thiết khi thực hiện NCKH theo nhóm giúp sinh viên phối hợp nhịp nhàng và giải quyết tốt mâu thuẫn trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động NCKH.

Xếp vị trí thứ 3 là kỹ năng sử dụng các cơng cụ tìm kiếm tài liệu với ĐTB là

3.25, có 36.8% sinh viên đánh giá kỹ năng sử dụng các cơng cụ tìm kiếm tài liệu ở

mức khá và tốt; 46.2 % sinh viên đánh giá ở mức trung bình, 17% sinh viên đánh giá ở mức yếu và rất yếu.

Kỹ năng quản lý thời gian xếp ở vị trí thứ 4 với ĐTB là 3.22, trong đó có 33.7% sinh viên lựa chọn mức khá tốt trở lên, 50.1% sinh viên lựa chọn mức trung bình và có 16.2% sinh viên lựa chọn mức yếu và rất yếu.

Kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài trong thu thập dữ liệu được sinh viên đánh giá hạn chế nhất với ĐTB là 2.57 (ở mức yếu nhưng tiệm cận mức trung bình), trong đó có 36.2% sinh viên đánh giá kỹ năng này ở mức trung bình và tới 44% sinh viên đánh giá ở mức yếu và rất yếu, chỉ có 19.8% sinh viên đánh giá đạt mức khá tốt trở lên. Do vậy, để nâng cao kỹ năng thu thập dữ liệu, đòi hỏi sinh viên phải rèn luyện các kỹ năng bổ trợ nhất là kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng sử dụng tiếng nước ngồi.

Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn 04 sinh viên cho thấy: Có 02/04 sinh viên gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp với khách thể nghiên cứu; 03/04 sinh viên hạn chế trong việc sử dụng tiếng nước ngoài khi thu thập dữ liệu. Điều này chứng tỏ, kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài trong thu thập dữ liệu của sinh viên còn hạn chế, cần được cải thiện.

Ngoài ra, tiến hành kiểm nghiệm T-Test thu được kết quả như sau: Khơng có sự

khác biệt có ý nghĩa trong đánh giá các kỹ năng bổ trợ trong thu thập dữ liệu giữa sinh viên nam và sinh viên nữ (sig = 0.114 > 0.05); kiểm nghiệm ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong đánh giá các kỹ năng bổ trợ trong thu thập dữ liệu của sinh viên theo khóa học (sig = 0.000 < 0.05), theo đó sinh viên khóa D24 đánh

90

giá về các kỹ năng bổ trợ trong thu thập dữ liệu tốt hơn sinh viên các khóa khác [Bảng 2.33 và 2.34].

- Thứ bảy, năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu

Đánh giá năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu cho thấy, năng lực thực hành của sinh viên ở mức trung bình với ĐTB chung là 3.11. Trong 07 phương pháp thu thập dữ liệu có 02 phương pháp năng lực thực hành của sinh viên ở mức khá tốt; 04 phương pháp ở mức trung bình và 01 phương pháp ở mức yếu nhưng tiệm cận mức trung bình. Trong đó, sinh viên có năng lực thực hành tốt nhất ở phương

pháp nghiên cứu tài liệu với ĐTB là 3.41 và ĐLC là 0.78; tiếp đó là phương pháp

quan sát với ĐTB là 3.40 và ĐLC là 0.87; sinh viên có năng lực thực hành hạn chế nhất ở phương pháp thực nghiệm với ĐTB là 2.51 và ĐLC là 1.05 [Bảng 2.31]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 98 - 100)