Kỹ năng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 28 - 33)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

1.2.2. Kỹ năng nghiên cứu khoa học

1.2.2.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa NCKH dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Hà Thế Ngữ, “NCKH là một quá trình nghiên cứu hiện thực khách quan, phát hiện ra những hiểu biết mới mang tính quy luật, có tính chân lý hoặc tìm ra được những quy luật mới, chân lý mới trong hiện thực đó” (Hà Thế Ngữ, Đức Minh, & Phạm Hoàng Gia, 1974).

Theo Phạm Viết Vượng, “NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào cải tạo thế giới” (Phạm Viết Vượng, 1997).

Theo Dương Thiệu Tống, “NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sang tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn” (Dương Thiệu Tống, 2002).

Theo Ngơ Đình Qua, “NCKH là hoạt động có hệ thống nhằm khám phá, phát triển và kiểm chứng những kiến thức mới mẻ” (Ngơ Đình Qua, 2005).

Theo Nguyễn Bảo Vệ, “NCKH là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn” (Nguyễn Bảo Vệ, 2005).

Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: “NCKH là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học. Có 2 điều kiện để có một hoạt động có thể xem là NCKH là mục tiêu và phương pháp” (Nguyễn Văn Tuấn, 2011). Theo Vũ Cao Đàm, “NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới;

19

hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người” (Vũ Cao Đàm, 2014).

Tác giả Đặng Văn Đồi cho rằng: “NCKH là tìm kiếm, xem xét, điều tra để từ những dữ kiện đã có đạt đến một kết quả mới hơn, cao hơn, giá trị hơn” (Đặng Văn Đoài, Trần Xuân Thanh, & Đặng Danh Lợi, 2015).

Phạm Thị Thu Hoa cho rằng: “NCKH là hoạt động trí tuệ, giải quyết vấn đề theo các mục tiêu nhận thức và thực tiễn bằng các phương pháp và phương tiện đặc biệt để khám phá bản chất và quy luật vận động của thế giới, nhằm tạo ra hệ thống tri thức mới để vận dụng vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu của con người” (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).

Tác giả Đoàn Văn Điều định nghĩa “NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc sáng tạo phương pháp mới và phương tiên kỹ thuật mới để cải tạo thế giới” (Đoàn Văn Điều, 2016).

Trong đề tài này, thuật ngữ NCKH của tác giả Phạm Viết Vượng, “NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà khoa học nhằm khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan và vận dụng chúng vào cải tạo thế giới” được chọn để tiến hành nghiên cứu.

Hiện nay nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động NCKH, các trường đại học trên cả nước rất chú trọng và đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên nhằm rèn luyện kỹ năng NCKH và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Theo Lê Thị Thanh Chung, NCKH của sinh viên là con đường tìm kiếm những tri thức mới một cách độc lập, tự giác, đòi hỏi sinh viên tư duy độc lập và tự chủ, sáng tạo. Hoạt động NCKH giúp sinh viên tiếp thu tri thức một cách sâu sắc và vững chắc và cung cấp kiến thức về phương pháp để đạt được những tri thức đó (Lê Thị Thanh Chung, 2006).

Phạm Thị Thu Hoa cho rằng “NCKH của sinh viên là một hình thức học tập đặc trưng của trường đại học, qua đó sinh viên tập dượt vận dụng khơng chỉ những tri thức chuyên môn mà cả những tri thức về phương pháp luận, phương pháp và kỹ

20

năng nghiên cứu vào việc giải quyết một đề tài khoa học, dưới sự hướng dẫn của giảng viên” (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).

Theo đó, có thể hiểu NCKH sinh viên là hoạt động có mục đích, có kế hoạch

do sinh viên tiến hành, vận dụng tri thức, phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa

học vào giải quyết một vấn đề, nhiệm vụ khoa học dưới sự hướng dẫn của giảng

viên.

Hoạt động NCKH của sinh viên mang một số đặc điểm sau: NCKH sinh viên là một hoạt động mang tính sáng tạo và độc lập của sinh viên. Hoạt động NCKH giúp sinh viên rèn luyện nhưng phẩm chất, năng lực cần thiết để trở thành nhà nghiên cứu và hình thành khả năng làm việc độc lập, tự chủ cho sinh viên. Bên cạnh đó, NCKH cịn là phương pháp dạy học tích cực, giúp sinh viên vận dụng tri thức chuyên môn và khả năng nghiên cứu vào giải quyết một nhiệm vụ cụ thể, khám phá tìm kiếm tri thức mới.

1.2.2.2. Kỹ năng nghiên cứu khoa học

Theo thuyết “Kỹ năng cơ động” (Kurt Fischer Zheng Yan), kỹ năng NCKH của sinh viên là vận dụng tri thức về một lĩnh vực nào đó vào thực hiện một nhiệm vụ chuyên biệt (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).

Phạm Viết Vượng đưa ra định nghĩa kỹ năng NCKH như sau: “Kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện thành công các cơng trình khoa học trên cơ sở nắm vững các quan điểm phương pháp luận, sử dụng thành thạo phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu”. Hệ thống kỹ năng NCKH bao gồm 03 nhóm: Nhóm kỹ năng nắm vững lý luận khoa học và phương pháp luận nghiên cứu; nhóm kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu cụ thể; nhóm kỹ năng sử dụng kỹ thuật nghiên cứu (Phạm Viết Vượng, 1997).

Phạm Thị Thu Hoa cho rằng: Kỹ năng NCKH là phương pháp – cách thức thực hiện các công đoạn trong hoạt động NCKH. Đó chính là phương pháp và cách tiến hành một đề tài NCKH theo một trình tự hợp logic và phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm đạt được mục tiêu mong muốn (Phạm Thị Thu Hoa, 2007). Hệ thống kỹ năng NCKH bao gồm các kỹ năng như: Nghiên cứu tài liệu, tổ chức thực nghiệm, kỹ năng tư duy logic tìm ra cách lập luận mới, trình bày cơng trình nghiên

21

cứu. Kỹ năng NCKH bao gồm các thành tố sau: Thành phần nhận thức, thành phần thiết kế, thành phần kết cấu, thành phần giao tiếp và thành phần tổ chức nghiên cứu. Nguyễn Thu Hà không đưa ra định nghĩa kỹ năng NCKH nhưng đã đã chỉ ra hệ thống các kỹ năng NCKH gồm 06 kỹ năng: Kỹ năng tìm tài liệu; kỹ năng phân tích nội dung tư liệu; kỹ năng trình bày, lập luận và bảo vệ ý kiến của mình, phê phán và bác bỏ những ý kiến thiếu cơ sở khoa học là những kỹ năng mà sinh viên phải sử dụng khi soạn thảo đề cương thảo luận các vấn đề khoa học, chuẩn bị thảo luận bằng các bảng thuyết trình; kỹ năng viết báo cáo tổng qt, tóm tắt các vấn đề hay các tác phẩm; kỹ năng xác định đề tài, đối tượng, mục đích, giải thuyết, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu; kỹ năng tổng hợp và khái quát hóa (Nguyễn Thu Hà, 2010).

Theo Ngơ Đình Qua, “Kỹ năng nghiên cứu khoa học là năng lực giúp con người thực hiện được một cơng trình nghiên cứu” (Ngơ Đình Qua, 2014).

Phạm Thị Thu Hoa đưa ra định nghĩa về kỹ năng NCKH sinh viên như sau: “Kỹ năng NCKH sinh viên là hành động được thực hiện có kết quả một đề tài khoa học do chính sinh viên thực hiện, dưới sự hướng dẫn của giảng viên trên cơ sở nắm vững phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, biết sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu” (Phạm Thị Thu Hoa, 2015). Kỹ năng NCKH của sinh viên bao gồm 04 nhóm kỹ năng cơ bản:

Nhóm kỹ năng định hướng nghiên cứu (giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu) bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu; kỹ năng xây dựng đề cương nghiên cứu; kỹ năng xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu.

Nhóm kỹ năng triển khai, thực hiện nghiên cứu (giai đoạn tổ chức thực hiện) bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng nghiên cứu tài liệu; kỹ năng thu thập thông tin, tư liệu; kỹ năng xử lý, phân tích thơng tin; Kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học, chứng minh các luận điểm, các giả thuyết khoa học bằng các phương pháp khoa học.

Nhóm kỹ năng viết và trình bày cơng trình khoa học bao gồm một số kỹ năng như: Kỹ năng viết cơng trình khoa học; kỹ năng trình bày cơng trình khoa học.

22

Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu, bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót trong q trình nghiên cứu sau khi kiểm tra, đánh giá; Biết so sánh, đối chiếu kết quả hành động nghiên cứu khoa học để có được những thông tin đánh giá cần thiết về chất lượng của đề tài nghiên cứu. (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).

- Theo Nguyễn Xuân Thức, “Kỹ năng NCKH của sinh viên sư phạm là sự vận dụng tri thức thực hiện các hoạt động NCKH của sinh viên trong hoạt động học tập ở nhà trường sư phạm”. Kỹ năng NCKH bao gồm 16 kỹ năng cơ bản tương ứng với 03 giai đoạn của hoạt động nghiên cứu khoa học:

Giai đoạn chuẩn bị có 06 kỹ năng như lựa chọn vấn đề nghiên cứu; xác định tên đề tài; xây dựng đề cương nghiên cứu; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; thông qua đề cương; lựa chọn các khái niệm công cụ cho đề tài.

Giai đoạn thu thập và xử lý thông tin với 04 kỹ năng: Thu thập tài liệu nghiên cứu; thu thập các kiến thức có liên quan; vận dụng phương pháp nghiên cứu để thu thập số liệu; xử lý trình bày thơng tin.

Giai đoạn viết báo cáo khoa học và bảo vệ đề tài với 06 kỹ năng như: Viết cơ sở lý luận; viết cơ sở thực tiễn; tóm tắt cơng trình nghiên cứu; sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo; trình bày phục lục; trình bày và bảo vệ đề tài (Nguyễn Xuân Thức, 2012).

Nguyễn Thị Xuân Hương cho rằng, “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên là khả năng sinh viên thực hiện một cách có kết quả hoạt động NCKH bằng cách lựa chọn và thực hiện các phương pháp hành động đã được tiếp thu, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định nhằm đạt mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra” (Nguyễn Thị Xuân Hương, 2016).

Theo Lê Thành Khôi, để thực hiện được phương pháp khoa học, người làm cơng tác nghiên cứu phải có nhiểu kỹ năng khác nhau, trong số đó có 07 kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt trong NCKH là: Kỹ năng xây dựng đề tài nghiên cứu, kỹ năng thiết kế nghiên cứu, kỹ năng thu thập dữ liệu, kỹ năng phân tích dữ liệu và sử dụng cơng cụ phân tích, kỹ năng phê phán, kỹ năng lập luận trong NCKH; kỹ năng viết bài báo – báo cáo khoa học (Nguyễn Thị Minh Hồng, 2016).

23

Nguyễn Thị Minh Hồng cho rằng: “Kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động NCKH bằng cách vận dụng tri thức, kinh nghiệm và thái độ đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm giải quyết các vấn đề đã đặt ra” (Nguyễn Thị Minh Hồng, 2016). Theo đó, cấu trúc của kỹ năng NCKH bao gồm 03 mặt biểu hiện như sau: Mặt kiến thức (kiến thức khoa học chuyên ngành; kiến thức về phương pháp NCKH); Hệ thống các kỹ năng nghiên cứu khoa học (nhóm kỹ năng chung và nhóm kỹ năng bổ trợ); Thái độ và phẩm chất của nhà khoa học.

Trong đề tài này tác giả lựa chọn định nghĩa kỹ năng NCKH của tác giả Nguyễn Thị Minh Hồng để nghiên cứu. “Kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động NCKH bằng cách vận dụng tri thức, kinh nghiệm và thái độ đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm giải quyết các vấn đề đã đặt ra” (Nguyễn Thị Minh Hồng, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 28 - 33)