Khái niệm kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 25 - 28)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

1.2.1. Khái niệm kỹ năng

Theo đại từ điển tiếng Việt, “Kỹ năng là thói quen áp dụng vào thực tiễn những

kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” (Nguyễn Như Ý,

1999).

Trong tiếng Anh, kỹ năng được dịch thành Skill. Theo từ điển Oxford định nghĩa: “Skill là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn luyện”.

Vấn đề kỹ năng đã được nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại có hai quan niệm khác nhau về kỹ năng, như sau:

Quan niệm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật, thao tác của hành động, hoạt động, điển hình như: V.A Krutexki, A.G Kovaliov, V.X.Rudin, A.V. Petrovxki, Trần Trọng Thủy…

Cruchetxki V.A cho rằng: “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động – những cái mà con người lĩnh hội từ trước”. Chỉ có nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng (Cruchetxki. V.A., 1981).

Theo Kovaliov A.G, “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” (Kovaliov A.G., 1971).

Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành dộng. Con người nắm được cách thức hành động – tức kỹ thuật hành động là có kỹ năng mới” (Trần Trọng Thủy, 1997).

Quan niệm thứ hai cho rằng kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện một mức độ năng lực của con người. Đó là q trình con người vận dụng tri thức vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động ấy diễn ra có kết quả. Một số đại diện như: Levitov N. D., Platonov K. K., Rudic P. A., Brabansicov A. V. , Vũ Dũng…

16

Theo Brabansicov A. V., “Kỹ năng là năng lực sử dụng các tri thức và các kỹ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong hoạt động thực tiễn” (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).

Platonov K. K. cho rằng: “Kỹ năng là năng lực của con người thực hiện một hoạt động hay một hành động bất kỳ nào đó trên cở sở của kinh nghiệm cũ” (Platonov K. K. & Golubev, 1967).

Theo Vũ Dũng, “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thưc hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kỹ năng, cơng việc được hồn thành trong những điều kiện, hồn cảnh khơng thay đổi, chất lượng chưa cao, thhao tác chưa thuần thục, và còn phải tập trung chú ý căng thẳng. Kỹ năng được hình thành qua luyện tập” (Vũ Dũng, 2008).

Tác giả Hoàng Anh cho rằng: “Kỹ năng là khả năng sử dụng tri thức và các kỹ xảo của mình một cách có mục đích và sáng tạo trong q trình của hoạt động thực tiễn. Khả năng này là khả năng tự tạo của con người” (Hoàng Anh, Đỗ Thị Châu, & Nguyễn Thạc, 2007)

Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của con người” (Huỳnh Văn Sơn, 2012).

Phạm Thị Thu Hoa định nghĩa kỹ năng như sau: “Kỹ năng là hành động được thực hiện có kết quả bằng cách vận dụng những tri thức và kỹ xảo đã có vào điều kiện cụ thể” (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).

Thực chất, kỹ năng trước hết phải được hiểu là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định. Kỹ năng khơng có đối tượng riêng mà đối tượng của nó là đối tượng của hoạt động, hành động. Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp bằng cách áp dụng, lựa chọn những cách thức đúng đắn có tính đến những điều kiện nhất định. Do vậy, kỹ năng là hành động thực tiễn đem lại kết quả cụ thể. Để thực hiện có hành động có kết quả, chủ thể phải có

17

tri thức tương ứng; đồng thời vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.

Ngồi ra, kỹ năng cịn là biểu hiểu năng lực của người thực hiện cơng việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những điều kiện hồn cảnh nhất định. Việc hình thành kỹ năng bao hàm cả việc thông hiểu mối quan hệ qua lại giữa mục đích hành động, điều kiện và cách thức hành động, dựa trên cơ sở của tri thức và vận dụng đúng những tri thức tương xứng trong q trình hồn thành các bài tập, nhưng chưa đạt tới mức độ kỹ xảo.

Như vậy, cách xem xét kỹ năng nghiêng về năng lực của con người để thực hiện các cơng việc có kết quả đã bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kỹ thuật hành động trong đó.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng định nghĩa kỹ năng của tác giả Phạm Thị Thu Hoa để nghiên cứu: “Kỹ năng là hành động được thực hiện có kết quả bằng cách vận dụng những tri thức và kỹ xảo đã có vào điều kiện cụ thể”.

Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể. Nó là kết quả của việc vận dụng tri thức, kỹ xảo vào hoạt động thực tiễn và được thể hiện qua kết quả cao của hành động đó. Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo của các thao tác là tiêu chuẩn để đánh giá về sự phát triển của kỹ năng.

Theo V.P. Bexpalko, kỹ năng có năm mức độ từ thấp đến cao như sau: Mức độ 1(Kỹ năng ban đầu): Người học chỉ thực hiện được yêu cầu của kỹ năng này dưới sự hướng dẫn của người dạy; Mức độ 2 (Kỹ năng mức thấp): Người học chỉ thực hiện được những thao tác, hành động trong những tình huống quen thuộc và chưa di chuyển được sang những tình huống mới; Mức độ 3 (Kỹ năng trung bình): Người học tự thực hiện thành thạo các thao tác đã biết trong tình huống quen thuộc nhưng việc di chuyển sang tình huống mới cịn hạn chế; Mức độ 4 (Kỹ năng cao): Người học đã tự lựa chọn các hệ thống các thao tác, các hành động cần thiết trong các tình huống khác nhau và đã biết di chuyển kỹ năng trong phạm vi nhất định; Mức độ 5 (Kỹ năng hoàn hảo): Người học nắm được đầy đủ hệ thống các thao tác, hành động khác nhau, biết chọn lựa những thao tác, hành động cần thiết và ứng

18

dụng chúng một cách thành thạo trong các tình huống khác nhau mà khơng gặp khó khăn gì (Huỳnh Văn Sơn, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 25 - 28)