Tổ chức nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 57 - 63)

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

a. Mục đích, u cầu

Tìm hiểu thực trạng kỹ năng thu thâp dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên chính quy ĐHANND.

b. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phối phợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính, các phương pháp cịn lại là phương pháp bổ trợ.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Nguyên tắc thiết kế:

Xây dựng thang đo đảm bảo giá trị về mặt nội dung và độ tin cậy về mặt thống kê. Sử dụng các hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và đặc điểm của khách thể nghiên cứu.

+ Quy trình thiết kế bảng hỏi

Giai đoạn 1: Thiết kế và hoàn thiện bảng khảo sát.

Dự trên cơ sở lý luận của đề tài, tác giả thiết kế bảng hỏi mở với 06 câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

Sau đó, phát cho 40 sinh viên được chon mẫu ngẫu nhiên của 04 khóa đang học tập tại ĐHANND để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.

Giai đoạn 2: Sau khi thu về bảng hỏi mở, tác giả tiến hành xử lý số liệu. Từ kết quả thu được của bảng hỏi mở cùng với những lý luận của đề tài, tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi chính thức bao gồm các câu hỏi như sau:

48

Mô tả chung về bảng hỏi: Bảng hỏi chính thức dùng cho khách thể nghiên cứu là sinh viên chính quy ĐHANND với 25 câu hỏi. Nội dung bảng hỏi chính thức gồm 2 phần chính: Phần thơng tin khách thể khảo sát và phần nội dung khảo sát.

- Phần thông tin khách thể khảo sát: Phần thông tin khách thể khảo sát bao gồm 04 câu hỏi về một số thông tin cá nhân cơ bản của sinh viên như: Giới tính, khóa học, chun ngành và kết quả học tập.

- Phần nội dung khảo sát: Bao gồm 21 câu hỏi, bao gồm 5 phần:

Phần 1: Tìm hiểu thực trạng nhận thức về kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ĐHANND qua 07 câu hỏi:

+ Nhận thức về khái niệm kỹ năng thu thập dữ liệu (câu 1). + Mức độ hiểu biết chung về kỹ năng thu thập dữ liệu (câu 2). + Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thu thập dữ liệu (câu 3). + Nhận thức về quy trình thu thập dữ liệu (câu 4).

+ Nhận thức về các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản (câu 5). + Nhận thức về các phương pháp thu thập dữ liệu (câu 6).

+ Mức độ đồng tình của sinh viên đối với các nhận định của hoạt động thu thập dữ liệu (câu 7).

Phần 2: Tìm hiểu thực trạng mặt thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên qua 05 câu hỏi.

+ Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu (câu 8). + Mức độ hứng thú đối với hoạt động thu thập dữ liệu (câu 9).

+ Mức độ hứng thú khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu (câu 10). + Mức độ tích cực khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu (câu 11). + Mức độ tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ thu thập dữ liệu (câu 12). Phần 3: Tìm hiểu biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên qua 08 câu hỏi.

+ Mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH (câu 13).

+ Mức độ thường xuyên thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực (câu 14). + Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu (câu 15). + Đánh giá năng lực thực hành các nhiệm vụ khi thu thập dữ liệu (câu 16).

49

+ Đánh giá năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu (câu 17). + Đánh giá các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản (câu 16).

+ Đánh giá các kỹ năng bổ trợ (câu 18).

+ Số lượng sản phẩm NCKH đã thực hiện (câu 19).

Phần 4. Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên qua câu hỏi 20.

Phần 5. Trên cơ sở kết quả thực trạng, tác giả khảo sát đánh giá của sinh viên về mức độ khả thi của một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên.

+ Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát chính thức

Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả cụ thể như sau: Số phiếu phát ra 400 phiếu, thu về 400 phiếu.

Số phiếu không đạt chất lượng là 11 phiếu. Số phiếu còn lại là: 389 phiếu.

* Cách thức chấm điểm:

Các câu hỏi đều thuộc dạng câu hỏi đánh giá trên 05 mức độ được gợi ý sẵn. Câu trả lời thấp nhất được cho 1 điểm và cao nhất được cho 5 điểm. Trên cơ sở này, cách quy đổi điểm như sau:

Câu 1 và câu 4: Không đồng ý (1 điểm), ít đồng ý (2 điểm), phân vân (3 điểm), khá đồng ý (4 điểm), hoàn toàn đồng ý (5 điểm).

Câu 2 và câu 5 và câu 6: Khơng biết (1 điểm), biết ít (2 điểm), trung bình (3 điểm), biết nhiều (4 điểm), biết rất nhiều (5 điểm).

Câu 3: Không quan trọng (1 điểm), ít quan trọng (2 điểm), bình thường (3 điểm), khá quan trọng (4 điểm), rất quan trọng (5 điểm).

Câu 8: Khơng quan tâm (1 điểm), ít quan tâm (2 điểm), bình thường (3 điểm), khá quan tâm (4 điểm), rất quan tâm (5 điểm).

Câu 9 và câu 10: Khơng hứng thú (1 điểm), ít hứng thú (2 điểm), bình thường (3 điểm), khá hứng thú (4 điểm), rất hứng thú (5 điểm).

Câu 11 và câu 12: Khơng tích cực (1 điểm), ít tích cực (2 điểm), bình thường (3 điểm), tích cực (3 điểm), rất tích cực (5 điểm).

50

Câu 13, câu 14 và câu 15: Không bao giờ (1 điểm), hiếm khi (2 điểm), thỉnh thoảng (3 điểm), thường xuyên (4 điểm), rất thường xuyên (5 điểm).

Câu 16, câu 17 và câu 18: Rất yếu (1 điểm), yếu (2 điểm), trung bình (3 điểm), khá tốt (4 điểm), rất tốt (5 điểm).

Câu 20: Rất ít (1 điểm), ít ảnh hưởng (2 điểm), trung bình (3 điểm), ảnh hưởng khá nhiều (3 điểm), ảnh hưởng rất nhiều (5 điểm).

Câu 19 là câu hỏi có 5 lựa chọn, trong đó: lựa chọn “chưa có” được mã hóa 1; lựa chọn “từ 1 đến 2” được mã hóa 2; lựa chọn “từ 3 đến 4” được mã hóa 3; lựa chọn “từ 5 đến 6” được mã hóa là 4; lựa chọn “từ 7 trở lên” được mã hóa là 5. Sau đó các nội dung được xử lý và thống kê chủ yếu trên tần số và tỷ lệ phần trăm khách thể lựa chọn ở từng câu.

Câu hỏi về mức độ khả thi của các biện pháp: Khơng khả thi (1 điểm), ít khả thi (2 điểm), bình thường (3 điểm), khá khả thi (4 điểm), rất khả thi (5 điểm).

* Thang đánh giá

Đối với thang đo bậc 5, điểm thấp nhất là 1 điểm, điểm cao nhất là 5 điểm, được chia thành 5 mức, theo đó ta có thang điểm như sau

+ Từ 1.00 điểm đến 1.80 điểm: Mức rất yếu; + Từ 1.81 điểm đến 2.60: Mức yếu.

+ Từ 2.61 điểm đến 3.40 điểm: Mức trung bình. + Từ 3.41 điểm đến 4.20 điểm: Mức khá tốt. + Từ 4.21 điểm đến 5.00 điểm: Mức rất tốt. * Độ tin cậy của thang đo

Phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha thu được kết quả sau: Thang đo nhận thức với 07 câu hỏi có độ tin cậy là 0.711; thang đo thái độ bao gồm 05 câu với độ tin cậy là 0.794; thang đo hành vi với 07 câu hỏi có độ tin cậy là 0.875; thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu với độ tin cậy là 0.912; thang đo biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên với độ tin cậy là 0.956.

51

- Phương pháp phỏng vấn

+ Mục đích: Nhằm thu thập thêm thơng tin, giải thích và đánh giá về mức độ hiểu biết, thái độ và hành vi của sinh viên đối với kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH.

+ Cách thức tiến hành: Liên hệ và phỏng vấn trực tiếp với 04 sinh viên dựa trên bản hỏi phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu để làm rõ hơn những vấn đề có liên quan đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên như: Hiểu biết về kỹ năng thu thập dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ liệu; thái độ đối với hoạt động thu thập dữ liệu; biểu hiện của kỹ năng thu thập dữ liệu; các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu và giải pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên.

- Phương pháp phân tích sản phẩm

+ Mục đích: Nghiên cứu làm rõ về kỹ năng thu thập dữ liệu và yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.

+ Cách thức thực hiện:

Tác giả lựa chọn và tiến hành nghiên cứu 04 cơng trình nghiên cứu khoa học của sinh viên để làm rõ kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, cụ thể: 01 chuyên đề môn học Tâm lý Đại cương – Xã hội của sinh viên P.T.T.T lớp D27D với đề tài “Ý thức chấp hành quy định về quy tắc ứng xử của cơng an nhân dân trong sinh viên khố D27 ĐHANND”; 02 cơng trình NCKH sinh viên đó là “Chính sách an sinh xã hội cho những hộ gia đình làm nghề biển bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường do Formosa gây ra tại địa bàn tỉnh Quảng Trị” của nhóm sinh viên khóa D25 thực hiện tham dự cuộc thi sinh viên NCKH cấp trường lần thứ XVII năm học 2016 – 2017 và cơng trình “Cơng tác đảm bảo an ninh công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai” do nhóm sinh viên lớp D25C2 thực hiện tham dự cuộc thi sinh viên NCKH cấp trường lần thứ XVIII năm học 2017 - 2018; 01 khóa luận cử nhân “Tác động tâm lý trong công tác tranh thủ chức sắc đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của sinh viên N.V.N.H khóa D24 thực hiện.

52

Nội dung cần làm rõ: Các phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong cơng trình. Phương pháp nào là phương pháp chính? Dữ liệu trong đề tài như thế nào? Mức độ phong phú của danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả đánh giá đối với cơng trình; các giải thưởng đạt được (nếu có). Đánh giá chung về kỹ năng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học của sinh viên như thế nào?

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

+ Mục đích: Làm rõ kỹ năng thu thập dữ liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ

năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên.

+ Cách tiến hành:

Tác giả lựa chọn và nghiên cứu 03 sinh viên: Sinh viên P.T.T.T khóa D27; sinh viên L.N.H khóa D25, sinh viên N.V.N.H khóa D24.

Nội dung cần làm rõ: Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu; thái độ của sinh viên khi thu thập dữ liệu; Mức độ tham gia hoạt động NCKH của sinh viên; Các phương pháp thu thập dữ liệu mà sinh viên thường sử dung trong NCKH; Kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong NCKH của sinh viên.

- Phương pháp thống kê tốn học

+ Mục đích nghiên cứu

Xử lý tất cả các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát làm cơ sở để phân tích, biện luận kết quả nghiên cứu.

+ Nội dung nghiên cứu

Thống kê mơ tả: tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỉ lệ phần trăm; So sánh kết quả các nhóm khách thể, các mặt trong cùng một chỉ báo nghiên cứu;

Kiểm nghiệm T- Test, kiểm nghiệm ANOVA, kiểm nghiệm hệ số tương quan person.

+ Cách thức tiến hành: Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS for Windows 24.0 để xử lý các dữ liệu thu được phục vụ cho việc phân tích số liệu trong q trình nghiên cứu luận văn.

53

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 57 - 63)