Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 33 - 41)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

1.2.3. Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học

- Dữ liệu

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Dữ liệu được hiểu là số liệu đã có, theo đó có

thể dựa vào để giải quyết một vấn đề” (Nguyễn Như Ý, 1999).

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Dữ liệu bao gồm những mệnh đề phản ánh thực tại. Một phân loại lớn của các mệnh đề quan trọng trong thực tiễn là các đo đạc hay quan sát về một đại lượng biến đổi. Các mệnh đề đó có thể bao gồm các số, từ hoặc hình ảnh” (“https://vi.wikipedia.org/wiki/Dữ_liệu,” n.d.).

Bên cạnh đó, trong Tiếng Anh, thuật ngữ dữ liệu được dịch thành “Data”. Từ điển Oxford định nghĩa “Data” là “Thơng tin hoặc dữ kiện dùng để tính tốn, phân tích hoặc

lên kế hoạch cho một cái gì đó” (“https://www.oxfordlearnersdictionaries.com,” n.d.) - Dữ liệu trong nghiên cứu khoa học

Theo Nguyễn Văn Lê, dữ liệu (data) là những sự kiện trong nghiên cứu khoa học. Nếu khơng có các sự kiện thì khơng thể có cơng trình khoa học. Sự kiện càng nhiều thì cơng trình càng có tính chính xác và độ tin cậy cao. Và một nhiệm vụ trung tâm mà người nghiên cứu phải thực hiện tích lũy các sự kiện. Dữ liệu bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu sơ cấp hay dữ liệu gốc do các nhà

24

nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp thu thập có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Dữ liệu thứ cấp là loại dự liệu đã được thu thập và trình bày sẵn (Nguyễn Văn Lê, 1997).

Theo Trần Tiến Khai, dữ liệu trong NCKH có hai dạng dữ liệu cơ bản dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của người nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt ra (Trần Tiến Khai, Trương Đăng Thụy, Lương Vinh Quốc Duy, Nguyễn Thị Song An, & Nguyễn Hoàng Lê, 2009).

Theo Võ Thị Ngọc Lan và Nguyễn Văn Tuấn, dữ liệu cần thu thập trong nghiên cứu khoa học được phân thành 02 loại: Dữ liệu nhất đẳng là những tài liệu, dữ kiện có nguồn gốc ngun thủy do chính tác giả quan sát, tường trình lại. Dữ liệu nhị đẳng là những dữ liệu thu thập từ trước được tường thuật lại qua nhiều người khác ngoài tác giả, mang tính chủ quan của người tường thuật lại (Võ Thị Ngọc Lan & Nguyễn Văn Tuấn, 2012).

Lê Văn Thái cho rằng: Thu thập dữ liệu là một trong những bước quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học. Thu thập dữ liệu nhằm hình thành các luận cứ thực tiễn của nghiên cứu. Dữ liệu cần thu thập trong hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm: thông tin định tính và thơng tin định lượng (Lê Văn Thái, 2014).

Nguyễn Tấn Phước cho rằng thu thập dữ liệu là một khâu trong tiến trình thực hiện luận văn tốt nghiệp và tiểu luận báo cáo thực tập. Đây là công việc thu thập dữ liệu hoặc thông tin để làm bằng chứng cho nội dung của đề tài đã chọn. Đồng thời, tác giả phân loại dữ liệu đã thu thập thành 03 mức độ:

Tài liệu gốc là những thông tin hay dữ liệu ban đầu đã thu thập được thông qua các phương pháp nghiên cứu quan sát, nghiên cứu điều tra và nghiên cứu thử nghiệm ở thị trường. Nguồn tài liệu này có mức độ tin cậy và giá trị cao nhất.

Tài liệu thứ cấp là loại tài liệu đã dựa vào tài liệu gốc để viết lại, nên không tránh được sự chủ quan ít nhiều của người đã thu thập trực tiếp trước đó. Mức độ tin cậy hạn chế và giá trị tương đối thấp hơn các tài liệu gốc.

25

Tài liệu trích dẫn từ tài liệu thứ cấp là loại tài liệu dựa vào thông tin hoặc dữ liệu có sẵn để viết lại. Nguồn tài liệu này kém giá trị nhất trong 3 mức độ phân loại và đánh giá các tài liêu đã thu thập (Nguyễn Tấn Phước, 2000).

Theo Nguyễn Bảo Vệ, thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học ln đọc và tra cứu tài liệu có trước để làm nền tảng cho NCKH. Tài liệu được phân thành 2 loại tài sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà người nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, cịn ít hoặc chưa được chú giải. Tài liệu thứ cấp là loại tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải (Nguyễn Bảo Vệ & Nguyễn Huy Tài, 2005).

Lê Thị Hồng Vân cho rằng: “Thu thập và nghiên cứu, xử lý tài liệu là một công việc quan trọng và cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào”. Tài liệu được phân thành 2 dạng tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp là loại tài liệu “thô” được người nghiên cứu tự thu thập qua điều tra, phỏng vấn, ghi chép trực tiếp mà chưa qua xử lý, chưa được phân tích chú giải, khái quát. Tài liệu thứ cấp là các thông tin, tri thức đã được phân tích, giải thích, bình luận, diễn giải qua những nghiên cứu của người khác (Lê Thị Hồng Vân & Phạm Thị Ngọc Thúy, 2011).

Có thể thấy, mỗi tác giả có cách hiểu khác nhau về dữ liệu trong NCKH tùy vào cách tiếp cận nghiên cứu.

Theo tác giả, dữ liệu trong NCKH là những thông tin, số liệu mà nhà nghiên cứu thu thập phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Dữ liệu trong nghiên cứu

khoa học được phân thành hai loại:

Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu thô do nhà nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp thu thập được, chưa được sử dụng hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào. Đó có thể là những thơng tin, số liệu, hình ảnh mà nhà nghiên cứ thu thập được trong q trình nghiên cứu (kết quả thí nghiệm, quan sát, thực nghiệm, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn…).

26

Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu đã được người khác thu thập và cơng bố trước đó, nhà nghiên cứu thu thập lại để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Dữ liệu thứ cấp có thể là thơng tin, số liệu, tài liệu thống kế và kết quả nghiên mà các tác giả trước đó đã nghiên cứu, cơng bố có liên quan đến cơng trình nghiên cứu như: sách, giáo trình, các cơng trình nghiên cứu, khóa luận, luận văn, luận án, bài báo, tạp chí, bài viết… mà các tác giả khác đã công bố.

Dữ liệu rất cần thiết trong hoạt động NCKH, có vai trị quyết định độ tin cậy và tính khoa học của đề tài. Dữ liệu giúp nhà nghiên cứu thực hiện tốt một số vấn đề như: Xuất hiện ý tưởng nghiên cứu; Viết đề cương nghiên cứu khoa học; Xây dựng cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài; thiết lập luận cứ khoa học, chứng minh giả thuyết nghiên cứu và viết báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu.

Khi xác định vấn đề nghiên cứu trong NCKH, nhà nghiên cứu cần cân nhắc khả năng thu thập dữ liệu. Nếu vấn đề nghiên cứu có tính mới và có ý nghĩa nhưng nếu khơng thu thập được dữ liệu thì vấn đề nghiên cứu sẽ khơng khả thi.

- Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học

Để có dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, nhà nghiên cứu phải tiến hành hoạt động thu thập dữ liệu.

Thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động mà nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho hoạt

động nghiên cứu khoa học.

Nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu nhằm các mục đích sau: Thiết lập các luận cứ lý thuyết và thực tiễn để chứng minh cho tính đúng đắn của các luận điểm khoa học mà đề tài cần khẳng định. Thu thập thông tin, số liệu được để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu. Giúp người nghiên cứu có một cái nhìn bao qt, tồn diện về vấn đề nghiên cứu với những thành tựu và hạn chế để xác định rõ hơn mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của mình, tránh sự trùng lặp với các cơng trình đã có. Giúp người nghiên cứu nắm được phương pháp tiếp cận mà các cơng trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện để tiếp thu và rút kinh nghiệm. Tiếp thu các kết quả nghiên cứu của người đi trước làm tiền đề giúp người nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết

27

liên quan đến nội dung nghiên cứu và các luận cứ để chứng minh các luận điểm khoa học.

Do vậy, ngay ở khâu thu thập dữ liệu, nếu nhà nghiên cứu xét thấy khơng có điều kiện sưu tầm đầy đủ các dữ liệu hay khơng có điều kiện thực hiện các hoạt động điều tra, khảo sát thực tế để phục vụ cho đề tài thì cần phải cân nhắc lại việc có nên tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu hay khơng.

Quy trình thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định nội dung dữ liệu cần thu thập

Trong bước này, nhà nghiên cứu cần xác định đúng nội dung cần thu thập dữ liệu, xác định nguồn chứa dữ liệu và các phương pháp có thể sử dụng để thu thập dữ liệu.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu

Nhà nghiên cứu cần xây dựng kế hoạch cụ thể để thu thập dữ liệu theo từng phương pháp đã được xác định ở bước 1, trong đó xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, nguồn lực và cách thức tổ chức thực hiện.

Bước 3. Tổ chức thu thập dữ liệu

Nhà nghiên cứu tiến hành thực hiện các công việc cần thiết, sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu để thu thập dữ liệu theo kế hoạch đã định, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu thập dữ liệu; và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thu thập dữ liệu.

Bước 4. Tổng hợp, đánh giá dữ liệu

Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, nhà nghiên cứu tổng hợp, phân loại phân tích, đánh giá dữ liệu thu thập được, viết báo cáo sơ bộ về dữ liệu.

- Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học

Để hoạt động thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, nhà nghiên cứu phải nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp thu thập dữ liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu là cách thức mà nhà nghiên cứu sử dụng để thu thập những thông tin, số liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

28

Thực chất, phương pháp thu thập dữ liệu chính là các phương pháp nghiên cứu của đề tài được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho hoạt động NCKH. Trong mỗi lĩnh vực sẽ có các phương pháo nghiên cứu khác nhau. Do vậy, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp thu thập đặc trưng cho phù hợp.

Trong lĩnh vực tâm lý, nhà nghiên cứu thường sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học tâm lý cơ bản sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp mà nhà nghiên cứu thường sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc viết đề cương, cơ sở lý luận và lịch sử nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp này được tiến hành như sau: Xác định nội dung, mục đích; xác định nguồn tài liệu (internet; sách, danh mục các cơng trình nghiên cứu. mục lục các bài báo, tạp chí, tham luận hội thảo); xây dựng kế hoạch thực hiện (thời gian, nhân lực, trang thiết bị cần thiết); tiến hành nghiên cứu tài liệu; phân loại và đánh giá, xác định tài liệu phù hợp; đọc và ghi chép tài liệu.

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là một phương pháp thu thập dữ

liệu thường được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học tâm lý, nó giúp nhà nghiên cứu thu thập được những dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Quy trình tiến hành của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi như sau: Xác định nội dung, mục đích cần điều tra; xác định khách thể cần điều tra, chọn mẫu; xây dựng bảng hỏi; điều tra thử bảng hỏi; chỉnh sửa, bổ sung bảng hỏi; điều tra chính thức; kiểm tra, thu thập và xử lý dữ liệu sơ bộ;

+ Phương pháp phỏng vấn: Đây là một phương pháp thu thập dữ liệu giúp nhà nghiên cứu thu thập được những dữ liệu sơ cấp nhằm làm rõ và sâu sắc hơn cho việc nghiên cứu đề tài.

Quy trình tiến hành của phương pháp phỏng vấn: Xây dựng kế hoạch; lựa chọn khách thể phỏng vấn; lựa chọn phương pháp phỏng vấn tối ưu; lựa chọn và tập huấn người phỏng vấn; tiến hành phỏng vấn; ghi chép, ghi âm nội dung phỏng vấn và xử lý nội dung phỏng vấn.

29

+ Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu giúp thu thập những dữ liệu sơ cấp phục cho việc nghiên cứu đề tài.

Khi sử dụng phương pháp quan sát cần chú ý một số vấn đề như: Xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung quan sát; lựa chọn khách thể, đối tượng, tình huống quan sát; lựa chọn phương pháp quan sát tối ưu; tiến hành quan sát; ghi chép những điều đã quan sát; xử lý và phán đốn thơng tin thu được.

+ Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này là một phương pháp thu thập dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học tâm lý giúp nhà nghiên cứu thu thập được những dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Phương pháp thực nghiệm được tiến hành theo các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Đặt vấn đề nghiên cứu. Trong giai đoạn này, nhà nghiên cứu hình thành vấn đề và đề tài nghiên cứu; Xác định đối tượng và khác thể nghiên cứu; Xác định nhiệm vụ thực nghiệm và giả thuyết nghiên cứu

Giai đoạn 2: Phương pháp nghiên cứu. Xác định phương pháp thực nghiệm (xác định biến số, chọn mẫu); Lập kế hoạch thực hiện thực nghiệm.

Giai đoạn 3: Giai đoạn thực nghiệm. trong giai đoạn này nhà nghiên cứu tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch và ghi nhận kết quả thực nghiệm

Giai đoạn 4: Xử lý, phân tích kết quả. Trong đó, nhà nghiên cứu lý giải các kết quả thu được; Hình thành giả thuyết mới; Đưa ra các khuyến nghị cụ thể.

+ Phương pháp chuyên gia: là phương pháp thu thập dữ liệu giúp thu thập được những thông tin, ý kiến của các chuyên gia trên lĩnh vực nghiên cứu làm cơ sở cho việc làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Khi tiến hành phương pháp chuyên gia cần chú ý quy trình như sau: Xác định nội dung, mục đích cần thu thập dữ liệu; xác định chuyên gia cần khảo sát; xây dựng kế hoạch (hình thức, thời gian, địa điểm, chủ thể); tiến hành theo kế hoạch; ghi chép kết quả; xử lý kết quả thu thập được.

+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

Để tiến hành phương pháp nghiên cứu trường hợp, nhà nghiên cứu cần thực hiện theo quy trình sau: Xác định nội dung, mục đích; xác định nguồn chứa dữ liệu;

30

xây dựng kế hoạch (thời gian, địa điểm, chủ thể, nội dung); nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và hoạt động của trường hợp cần nghiên cứu; ghi chép, đánh giá và xử lý sơ bộ kết quả.

- Kỹ năng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học của sinh viên

Để thu thập dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả, địi hỏi nhà nghiên cứu phải nắm vững quy trình thu thập dữ liệu và vận dụng các phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp. Hay nói cách khác, nhà nghiên cứu cần có kỹ năng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học.

Theo nghiên cứu của tác giả, hiện nay, chưa có tác giả nào đưa ra định nghĩa về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH, chỉ có một số tác giả đề cập đến kỹ năng thu thập dữ liệu như là một kỹ năng cụ thể trong các kỹ năng nghiên cứu khoa học, cụ thể:

Phạm Viết Vượng phân chia kỹ năng NCKH thành 03 nhóm. Theo đó, kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 33 - 41)