Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 49 - 56)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

1.2.5. Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của

viên Đại học An ninh nhân dân

Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động thu thập dữ liệu trong NCKH dựa trên nền tảng kiến thức, thái độ và năng lực thực hành của sinh viên ĐHANND.

Đề tài chọn các tiếp cận trên bình diện chung để tìm hiểu và đánh giá kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên. Việc đánh giá kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên được phân tích dựa vào biểu hiện trên ba phương diện: Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong hoạt động thu thập dữ liệu (biểu hiện về mặt hành vi chỉ bao gồm những hành vi mang tính tích cực biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên, về thực chất đó là hành động).

Theo đó, kỹ năng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHANND được biểu hiện trên ba phương diện:

- Về nhận thức

40

+ Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng thu thập dữ liệu; + Nhận thức về chung kỹ năng thu thập dữ liệu;

+ Nắm vững các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản; + Nắm vững quy trình tiến hành thu thập dữ liệu;

+ Hiểu về các phương pháp thu thập dữ liệu chủ yếu trong hoạt động NCKH; + Hiểu biết về hoạt động thu thập dữ liệu (thơng qua mức độ đồng tình với các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu).

- Về thái độ

+ Mức độ hứng thú đối với hoạt động thu thập dữ liệu;

+ Mức độ hứng thú khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu; + Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu;

+ Mức độ tích cực khi tiến hành thu thập dữ liệu;

+ Mức độ tích cực khi thực hiện các phương pháp dữ liệu.

- Về hành vi

Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên được biểu hiện rõ nét thông qua hành vi của sinh viên trong hoạt động thu thập dữ liệu và được thể hiện ở một số khía cạnh như:

+ Mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH;

+ Mức độ thường xuyên thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực; + Mức độ thường xuyên thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu;

+ Đánh giá các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản, bao gồm 04 kỹ năng cơ bản: Kỹ năng xác định nội dung dữ liệu cần thu thập, bao gồm 04 thao tác: Xác định đúng nội dung cần thu thập dữ liệu; xác định nguồn dữ liệu; xác định các phương pháp có thể thu thập dữ liệu; lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu tối ưu.

Kỹ năng lập kế hoạch bao gồm 05 thao tác: Xác định mục đích, yêu cầu của từng phương pháp thu thập dữ liệu; xác định nội dung và khách thể; xác định nguồn nhân lực và phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động thu thập dữ liệu; xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và cách thức tổ chức thực hiện thu thập dữ liệu.

Kỹ năng tổ chức thu thập dữ liệu, bao gồm 05 thao tác: Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong thu thập dữ liệu; vận dụng các phương pháp thu thập dữ liệu; lựa

41

chọn thời gian, địa điểm thích hợp; kiểm tra, đánh giá trong quá trình thu thập dữ liệu; Giải quyết những vấn đề nảy sinh.

Kỹ năng tổng hợp, đánh giá dữ liệu, bao gồm 04 thao tác sau: Phân tích, đánh giá dữ liệu sơ bộ; phân loại, tổng hợp dữ liệu; viết báo cáo, kết quả sơ bộ; xây dựng thư mục quản lý dữ liệu.

+ Đánh giá về các kỹ năng bổ trợ trong hoạt động thu thập dữ liệu với 05 kỹ năng bổ trợ như: Kỹ năng sử dụng các cơng cụ tìm tài liệu; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc nhóm (khi thực hiện cùng nhóm nghiên cứu); kỹ năng sử dụng tiếng nước ngoài trong thu thập dữ liệu.

+ Năng lực thực hành các nhiệm vụ khi thu thập dữ liệu; + Năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu;

Từ lý luận về các mức độ của kỹ năng của V.P. Bexpalko, tác giả đánh giá kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANDN theo 05 mức độ từ thấp đến cao như sau: Rất yếu, yếu, trung bình, khá tốt và rất tốt tương ứng với mức độ biểu hiện như sau:

- Mức 1 – mức rất yếu

+ Nhận thức: Chưa nhận thức được về kỹ năng thu thập dữ liệu, khái niệm, tầm quan trọng, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ liệu, các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu và các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản.

+ Thái độ: Không quan tâm trong việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu, khơng hứng thú, khơng tích cực trong hoạt động thu thập dữ liệu và thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu.

+ Hành vi: Khơng thường xun thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học, các phương pháp thu thập dữ liệu; năng lực rất yếu khi thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp thu thập dữ liệu, không thực hiện các thao tác, hành động của kỹ năng thu thập dữ liệu.

- Mức 2 – mức yếu

+ Nhận thức: Nhận thức hạn chế được về kỹ năng thu thập dữ liệu, khái niệm, tầm quan trọng, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ

42

liệu, các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu và các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản.

+ Thái độ: Ít quan tâm trong việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu, ít hứng thú, ít tích cực trong hoạt động thu thập dữ liệu và thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu.

+ Hành vi: Ít thường xuyên thực hiện thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học, các phương pháp thu thập dữ liệu; năng lực rất yếu khi thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp thu thập dữ liệu; chưa thực hiện đầy đủ chính xác phần lớn các thao tác, hành động của kỹ năng thu thập dữ liệu.

- Mức 3 – mức trung bình

+ Nhận thức: Nhận thức tương đối đúng về kỹ năng thu thập dữ liệu, khái niệm, tầm quan trọng, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ liệu, các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu và các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản.

+ Thái độ: Sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu ở mức trung bình; mức độ hứng thú và mức độ tích cực trong hoạt động thu thập dữ liệu và thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu ở mức trung bình.

+ Hành vi: Thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học, các phương pháp thu thập dữ liệu ở mức trung bình; năng lực trung bình khi thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp thu thập dữ liệu; thực hiện tương đối đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác, hành động của kỹ năng thu thập dữ liệu.

- Mức 4 – mức khá tốt

+ Nhận thức: Nhận thức khá đúng và đầy đủ về kỹ năng thu thập dữ liệu, khái niệm, tầm quan trọng, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ liệu, các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu và các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản.

+ Thái độ: Khá quan tâm trong việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu, khá hứng thú, khá tích cực trong hoạt động thu thập dữ liệu và thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu.

43

+ Hành vi: Thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH, các phương pháp thu thập dữ liệu; có năng lực khá tốt khi thực hiện các nhiệm vụ, các phương pháp thu thập dữ liệu; thực hiện khá đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác, hành động của kỹ năng thu thập dữ liệu, tuy cịn thiếu sót nhưng khơng đáng kể.

- Mức 5 – mức rất tốt

+ Nhận thức: Nhận thức đúng và đầy đủ về kỹ năng thu thập dữ liệu, khái niệm, tầm quan trọng, các bước tiến hành thu thập dữ liệu, các phương pháp thu thập dữ liệu, các nhận định về hoạt động thu thập dữ liệu và các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản.

+ Thái độ: Rất quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu, rất hứng thú, rất tích cực trong hoạt động thu thập dữ liệu và thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu.

+ Hành vi: Rất thường xuyên thực hiện thực hiện các hình thức NCKH, các phương pháp thu thập dữ liệu; năng lực khi thực hiện các nhiệm vụ các phương pháp thu thập dữ liệu ở mức rất tốt; thực hiện đầy đủ, chính xác, thành thạo các thao tác, hành động của kỹ năng thu thập dữ liệu.

Sự hình thành và phát triển kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND chịu sự ảnh hưởng của một số yếu tố như: Nhà trường; Các Khoa, Bộ môn, giảng viên và bản thân sinh viên, cụ thể:

Về phía Nhà trường: Một trong những mục tiêu đào tạo của trường đại học giúp sinh làm quen với hoạt động NCKH do đó kỹ năng NCKH nói chung và kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên nói riêng chịu sự ảnh hưởng lớn từ phía Nhà trường. Nhà trường giữ vai trò định hướng trong việc xây dựng chương trình, chỉ đạo cơng tác đào tạo kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH. Đồng thời chỉ đạo các Khoa, Bộ môn tổ chức thực hiện việc trang bị kỹ năng cho sinh viên. Ngoài ra, điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc tìm kiếm tài liệu; việc thực hiện tốt chế độ khen thưởng đối với sinh viên đạt giải cao trong NCKH và hỗ trợ về kinh phí cho sinh viên khi thực hiện các cơng trình NCKH cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên.

44

Về phía các Khoa, Bộ mơn và giảng viên: Sự tác động từ phía các Khoa, Bộ môn và đội ngũ giảng viên trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên thông quan công tác quản lý và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên. Việc tổ chức thường xuyên các hình thức NCKH sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu. Ngoài ra, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các Khoa, Bộ môn khi sinh viên thu thập dữ liệu từ các đơn vị thực tế và sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của giảng viên cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên.

Về phía sinh viên: Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên như nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, quy trình và các phương pháp thu thập dữ liệu; Các kỹ năng bổ trợ cho việc thu thập dữ liệu như quan sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn…; Việc xác định động cơ đúng đắn và hứng thú với hoạt động NCKH nói chung và thu thập dữ liệu nói riêng có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng thu thập dữ liệu. Ngồi ra, sự tích cực của sinh viên trong rèn luyện, tham gia thu thập dữ liệu và nỗ lực khắc phục những khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu. Tâm lý thiếu tự tin, ngại khó và áp lực từ việc học tập, tham gia phong trào là những tác động tiêu cực đến kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên.

Tóm lại, kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND là một kỹ năng quan trọng trong NCKH, nếu sinh viên có kỹ năng thu thập dữ liệu tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên thu thập thông tin, số liệu phục vụ việc thực hiện các cơng trình NCKH của sinh viên. Và ngược lại, sinh viên hạn chế về kỹ năng thu thập dữ liệu sẽ gây khó khăn trong q trình NCKH, thậm chí sinh viên khơng hồn thành cơng trình khoa học theo đúng tiến độ.

45

Tiểu kết chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, vấn đề kỹ năng NCKH của sinh viên đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các kỹ năng bộ phận của kỹ năng NCKH vẫn cịn hạn chế. Hiện nay, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ở các trường đại học nói chung và sinh viên ĐHANND nói riêng.

Kỹ năng NCKH là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động NCKH bằng cách vận dụng tri thức, kinh nghiệm và thái độ đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra. Thu thập dữ liệu trong NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của các nhà nghiên cứu nhằm thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động NCKH.

Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên là khả năng thực hiện có hiệu quả hoạt động thu thập dữ liệu trong NCKH dựa trên nền tảng kiến thức, thái độ và năng lực thực hành của sinh viên. Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên ĐHANND được thể hiện qua ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi.

Về nhận thức: Nhận thức khái niệm, tầm quan trọng, các giai đoạn của quá trình thu thập dữ liệu, các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản và các phương pháp thu thập dữ liệu.

Về thái độ: Mức độ quan tâm đối với việc rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu; mức độ hứng thú và mức độ tích cực của sinh viên khi thực hiện hoạt động thu thập dữ liệu, khi tiến hành các phương pháp thu thập dữ liệu.

Về hành vi: Mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH; mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu; mức độ biểu hiện của 04 kỹ năng cơ bản và 05 kỹ năng bổ trợ; năng lực thực hành các nhiệm vụ cụ thể, năng lực thực hành các phương pháp và số lượng sản phẩm NCKH đã thực hiện.

Sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND chịu sự ảnh hưởng của một số yếu tố như: Nhà trường; các Khoa, Bộ môn, giảng viên và bản thân sinh viên.

46

Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC

AN NINH NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 49 - 56)