Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 41 - 49)

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt

1.2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh

1.2.4.1. Khái quát về Trường Đại học An ninh nhân dân

Trường ĐHANND tiền thân là Trường An ninh Trung ương cục miền Nam được thành lập vào ngày 09 tháng 10 năm 1963, tại căn cứ địa Cách mạng Trung

32

ương cục miền Nam thuộc xã Hịa Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Q trình hình thành và phát triển, Trường đã mang nhiều tên gọi khác nhau. Từ tháng 7/2003 trường chính thức trở thành trường đại học độc lập của ngành Công an với tên gọi ĐHANND với nhiệm vụ đào tạo đại học và là một trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Công an. Đây là một sự kiện lịch sử, là bước ngoặt hết sức quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của Nhà trường và mở ra cơ sở tiền đề đưa Nhà trường nhanh chóng hội nhập với các trường đại học trong ngành và trong cả nước. Tháng 01/2005 Trường được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo thạc sỹ. Tháng 12/2013 Trường vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao quyết định đào tạo trình độ tiến sỹ. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã được Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Quân công hạng ba (1986); Huân chương Độc lập hạng nhất (1998); Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước (2003); Hn chương Hồ Chí Minh (2008). Ngồi ra nhiều năm liền Trường được nhận cờ thi đua của Chính phủ và cờ thi đua của Bộ Công an trao tặng.

Hiện nay, ĐHANND có 27 đơn vị đầu mối gồm 11 phịng chức năng; 12 Khoa, Bộ môn; 04 tổ chức khoa học công nghệ, đơn vị sự nghiệp. Nhà trường luôn xác định nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao cho lực lượng Cơng an ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Theo đó, Nhà trường khơng ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đào tạo đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội trong tình hình mới. Giảng viên Nhà trường chú trọng đổi mới nội dung và phương giảng dạy theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.

1.2.4.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân

dân

ĐHANND vừa là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học vừa là một đơn vị thường trực chiến đấu của Bộ Công an. Môi trường giáo dục mang nhưng đặc điểm đặc thù như: Sinh viên chính quy phải học tập, rèn luyện và sinh hoạt tập trung tại trường; chấp hành nghiêm túc Điều lệnh Công an nhân dân và Quy chế quản lý,

33

giáo dục học viên trong các học viên, các trường Công an nhân dân. Sinh viên còn được bao cấp mọi mặt từ chi phí học tập, ăn ở đến sinh hoạt phí, đặc biệt là sinh viên khơng phải xin việc làm mà được phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Những yếu tố đặc trưng này có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý của sinh viên ĐHANND. Theo đó, ngồi những đặc điểm chung của lứa tuổi sinh viên, sinh viên ĐHANND cịn có những nét đặc trưng riêng của sinh viên các trường thuộc lực lượng vũ trang, nỗi bật như:

Hoàn thiện về thể chất và sức khỏe: Việc rèn luyện và giáo dục thể chất được Nhà trường rất chú trọng nhằm nâng cao sức khỏe cho sinh viên đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong trình hình mới. Theo đó, giáo dục thể chất, quốc phịng và quân sự võ thuật là những mơn học bắt buộc được giảng dạy chính thức như các mơn học khác. Ngồi ra, với mơ hình các câu lạc bộ võ thuật được tổ chức trong Nhà trường là nơi để sinh viên có nhiều sân chơi và điều kiện để tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất để có sức khỏe tốt.

Về thế giới quan và lý tưởng sống: Sinh viên An ninh bắt đầu hình thành hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân. Thế giới quan của sinh viên phát triển ở mức độ cao. Ngồi ra, mỗi sinh viên an ninh đề có ý thức xây dựng lý tưởng sống. Do đặc thù của ngành, mỗi sinh viên luôn nêu cao tinh thần “sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc, Đảng và nhân dân cần đến” và ý thức “vì nhân dân phục vụ”. Bản thân mỗi sinh viên cần nỗ lực ý chí ra sức học tập, rèn luyện hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, hoàn thiện về nhân cách người sỹ an an ninh tương lai.

Tự ý thức của sinh viên An ninh phát triển cao. Đối với sinh viên An ninh, tự ý thức thể hiện ở việc sinh viên tự nhận thức bản thân, tự đánh giá bản thân và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp. Sinh viên nhận thức đúng đắn về ưu nhược điểm của mình; sinh viên khơng chỉ đánh giá hình thức bên ngồi, mà cịn đi sâu vào các phẩm chất, giá trị của nhân cánh. Trên sở đó, sinh viên hình thành ý thực tự giác tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực để hoàn thiện nhân cách; định hướng, điều chỉnh hoạt động của mình nhằm đạt được mục đích, lý tưởng sống. Bên cạnh đó, sinh viên ĐHANND luôn ý thức trong việc rèn luyện nâng cao

34

văn hóa giao tiếp, ứng xử theo đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, theo quy định của ngành về lễ tiết tác phong và quy định về quy tắc ứng xử trong Cơng an nhân dân.

Hồn hiện tính cách của người Công an nhân dân. Do đặc thù của môi trường đào tạo, bên cạnh dạy kiến thức, nhà trường còn chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính cách người Cơng an nhân dân cho sinh viên. Sinh viên ĐHANDN bắt buộc phải học tập, rèn luyện và sinh hoạt tập trung tại trường. Theo đó, sinh viên phải chấp hành tốt giờ giấc sinh hoạt học tập, điều lệnh Công an nhân dân; tham gia trực chiến, trực chốt bảo vệ cơ quan; thực hiện lao động vệ sinh khu vực được phân cơng… Q trình hoạt tập, rèn luyện và sinh hoạt tại trường, giúp sinh viên hình thành một số nét tính cách của người Cơng an nhân dân như: Ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành mệnh lệnh cấp trên; tinh thần đồn kết và tính tập thể cao, tinh thần tự giác và trách nhiệm trong cơng việc, biết khắc phục khó khăn, rèn luyện và hồn thiện nhân cách người Cơng an nhân dân.

Về tình cảm, điểm nỗi bật trong tình cảm của sinh viên An ninh đó là bắt đầu có sự hình thành và phát triển của tình yêu ngành. Sinh viên nhận thức đúng đắn về vai trị vị trí của lực lượng Cơng an, về tính chất, tầm quan trọng của nghề nghiệp, về ý thức trách nhiệm của cá nhân qua đó góp phần hình thành và phát triển tình yêu ngành.

Đặc điểm về hoạt động nhận thức: Hoạt động nhận thức của sinh viên An ninh là đi sâu vào tìm hiểu các mơn học chính trị, tâm lý, pháp luật và nhất là các môn học nghiệp vụ chuyên ngành. Hoạt động nhận thức của sinh viên An ninh gắn liền với việc tự học, tự nghiên cứu và đẩy mạnh hoạt động NCKH, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của sinh viên. Hoạt động nhận thức của sinh viên an ninh có tính chất mở rộng theo năng lực và sở trường hướng đến rèn luyện, phát triển năng lực nghề nghiệp đặc thù của người sỹ quan an ninh tương lai.

Tóm lại, sinh viên An ninh có một số đặc điểm tâm lý nổi bật là tự ý thức phát triển mạnh mẽ, tính tự giác, tích cực, tính kỷ luật, tinh thần tập thể phát triển cao, khả năng nhận thức cao, tư duy nhạy bén, nhân cách phát triển và hồn thiện theo mơ hình nhân cách nghề nghiệp đặc thù…

35

Bên cạnh đó, Nhà trường rất quan tâm, đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Phòng Quản lý NCKH là đơn vị được giao nhiệm vụ chuyên trách quản lý hoạt động NCKH của Nhà trường nói chung, hoạt động NCKH của sinh viên nói riêng. Phịng Quản lý NCKH có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc ban hành các văn bản quy định về NCKH sinh viên, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện trong Nhà trường; đồng thời tổ chức, quản lý các hoạt động NCKH của sinh viên Nhà trường. Ngồi ra, Nhà trường cịn có 12 đơn vị giảng dạy với chức năng tổ chức, quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong q trình giảng dạy các mơn học do đơn vị phụ trách.

- Mục đích hoạt động NCKH của sinh viên

Hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND nhằm mục đích sau: Giúp sinh viên tiếp cận, thực hiện hoạt động NCKH trong quá trình đào tạo; rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, phương pháp NCKH và phong cách làm việc khoa học cho sinh viên. Nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu giáo dục - đào tạo của Bộ Công an và của Nhà trường.

- Nội dung nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHANND

Theo khoản 1, Điều 3 Quy định về nghiên cứu khoa học sinh viên tại ĐHANND, hoạt động NCKH của sinh viên tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực ngành và chuyên ngành đào tạo, lĩnh vực khoa học giáo dục, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại Trường Đại học An ninh nhân dân;

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, về phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân;

+ Tổng kết các chuyên đề về lý luận nghiệp vụ và kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng và lịch sử Công an nhân dân;

36

+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn giáo dục - đào tạo, học tập và công tác, chiến đấu, xây dựng lực lượng Công an nhân dân;

+ Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự (Trường Đại học An ninh nhân dân, 2015).

- Hình thức NCKH của sinh viên

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Nhà trường, Phòng Quản lý NCKH và các đơn vị đã có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong việc triển khai, đẩy mạnh các hình thức NCKH của sinh viên trong toàn trường như: Viết tiểu luận, chuyên đề môn học; tham gia hội thảo, hội nghị khoa học; viết báo cáo khoa học; viết bài đăng tập san khoa học; thực hiện cơng trình khoa học để tham gia các cuộc thi sinh viên NCKH do Trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và các đơn vị khác tổ chức; thực hiện khóa luận tốt nghiệp... Việc đẩy mạnh các hình thức này đã tạo ra một sân chơi bổ ích đối với sinh viên trong q trình học tập, đồng thời tạo nên những chuyển biến về chất trong phong trào NCKH của sinh viên Trường Đại học ANND. Theo đó, có thể kể đến một số hình thức NCKH của sinh viên như:

+ Viết tiểu luận, chuyên đề môn học

Tiểu luận, chuyên đề môn học là bản viết trình bày nội dung nghiên cứu, lập luận, phân tích, tổng hợp theo một trật tự logic về một vấn đề lý luận mà sinh viên nhận thức được qua học tập và bước đầu vận dụng vào thực tiễn, qua đó củng cố nâng cao kiến thức, rèn luyện phương pháp và tác phong NCKH cho sinh viên.

Viết tiểu luận, chun đề mơn học là một hình thức NCKH sinh viên được tiến hành trong quá trình học một học phần hoặc một mơn học trong chương trình đào tạo của Nhà trường. Đây là hình thức nghiên cứu khoa học được tổ chức thường xuyên nhất. Các khoa, Bộ môn căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng kế hoạch tổ chức cho sinh viên viết tiểu luận, chuyên đề môn học nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tiểu luận, chuyên đề môn học được sử dụng thay thế cho kiểm tra thường xuyên, thi giữa học phần và kết thúc học phần của sinh

37

viên. Đơn cử như từ năm 2012 đến tháng 8/2018, Bộ môn Tâm lý đã tổ chức cho 75 lượt lớp thi chuyên đề sinh viên giỏi 1053 chuyên đề.

+ Thực hiện cơng trình khoa học để tham gia các cuộc thi sinh viên NCKH do Trường tổ chức.

Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức Cuộc thi “Sinh viên NCKH”, khuyến khích tất cả sinh viên đang học tập tại Trường tham gia cuộc thi; sinh viên đạt danh hiệu học viên khá năm học trước phải tham gia cuộc thi của năm học liền kề. Từ năm 2003 đến năm 2018, Nhà trường đã 17 lần tổ chức cuộc thi sinh viên NCKH cấp trường đã có 1985 cơng trình tham dự và có 36 cơng trình đạt giải nhất, 69 cơng trình đạt giải nhì, 164 cơng trình đạt giải ba và 144 cơng trình đạt giải khuyến khích [Phụ lục 7].

+ Thực hiện chuyên đề khoa học tham dự cuộc thi chuyên đề khoa học sinh viên do Nhà trường tổ chức.

Từ năm 2009 đến năm 2016, Nhà trường tổ chức cuộc thi “Chuyên đề khoa học sinh viên, có 1223 chuyên đề sinh viên tham dự và có 19 chuyên đề đạt giải nhất, 32 chuyên đề đạt giải nhì, 43 chuyên đề đạt giải ba, 97 chuyên đề đạt giải khuyến khích. Từ năm 2017 trở đi, Nhà trường đã quyết định sát nhập cuộc thi “chuyên đề khoa học sinh viên” và cuộc thi “sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường [Phục lục 7].

+ Thực hiện cơng trình khoa học để tham gia các cuộc thi sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Cơng an, Thành đồn Thành phố Hồ Chí Minh và các

đơn vị khác tổ chức.

Cơng trình sinh viên NCKH gửi tham dự các cuộc thi sinh viên NCKH do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tổ chức được lựa chọn từ các cơng trình dự thi cấp Trường.

Đối với các cơng trình gửi tham dự các cuộc thi sinh viên NCKH không phải do Bộ Cơng an tổ chức, ngồi các u cầu về nội dung, hình thức, cơng trình phải đảm bảo khơng lộ bí mật nghiệp vụ, khơng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Trường, của Ngành.

Từ năm 2002 đến nay, Nhà trường đã lựa chọn 145 cơng trình NCKH của sinh viên tham dự cuộc thi Eureka do Thành đồn Thành phố Hồ Chí Minh và có 05

38

cơng trình đạt giải nhì, 08 cơng trình đạt giải ba và 12 cơng trình đạt giải khuyến khích [Phụ lục 7].

Từ năm 2003 đến năm 2007, Nhà trường đã lựa chọn 41 cơng trình sinh viên NCKH tham dự cuộc thi sinh viên NCKH do Bộ Giáo dục và Đào tạo và có 01 cơng trình đạt giải nhất, 06 cơng trình đạt giải nhì, 08 cơng trình đạt giải ba và 25 cơng trình đạt giải khuyến khích [Phụ lục 7].

Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ Công an tổ chức từ năm 2004 đến năm 2007, Nhà trường đã có 62 cơng trình NCKH sinh viên tham dự trong đó có 03 cơng trình đạt giải nhất, 11 cơng trình đạt giải nhì, 16 cơng trình đạt giải ba [Phục lục 7].

+ Thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp là hình thức NCKH được tổ chức cho sinh viên năm cuối thực hiện. Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp phải đảm bảo những điều kiện về kết quả học tập như sau: Điểm trung bình chung các năm học từ 6.5 điểm trở lên; điểm trung bình chung các mơn nghiệp vụ chun ngành từ 7.0 điểm trở lên; khơng có học phần thi lần đầu dưới 5.0 điểm. Theo số liệu thống kê của Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, từ năm 2010 đến năm 2017, 09 khóa sinh viên hệ chính quy ĐHANND đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân (Trang 41 - 49)