sau khi viết một cách trân trọng về hành vi tự tận của Lệ nương, ơng tiếc gì mà khơng khen lấy một đôi câu?
Khác với truyện viết về liệt nữ thế kỉ XV trở về trước, cả ba liệt nữ trong
Truyền kì mạn lục đều là những người ở thang bậc thấp trong xã hội (Vũ nương)
hoặc họ cũng có một chút danh phận nhưng khi trở thành liệt nữ thì họ gần như đã trút bỏ hết ưu thế về mặt danh phận và kinh tế, trở thành những người gần với tầng lớp bình dân (Nhị Khanh, Lệ nương). Tuy nhiên, có một điểm chung cho tất cả các nhân vật này: Họ đều gián tiếp hoặc trực tiếp là nạn nhân của chiến tranh, loạn lạc, trừ Lê thái hậu trong Phụ đức trinh minh. Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái
Châu, chi tiết Nhị Khanh thắt cổ tự tử có thể đã là cái kết của truyện; tương tự như
vậy, trong Chuyện người con gái Nam Xương là chi tiết Vũ nương nhảy xuống
Hoàng Giang tự tử và trong Chuyện Lệ nương là chi tiết Phật sinh từ trạm dịch Bắc Nga trở về “từ đấy không lấy ai nữa”. Tuy nhiên, trên cơ sở lơgic khách quan đó, tác giả đã phát triển thêm phần kết mang tính chủ quan với việc Nhị Khanh hiện về khuyên Trọng Quỳ cho hai con bền chí đi theo Lê Lợi, Vũ nương hiện về tạ ơn Trương sinh đã lập đàn giải oan, Phật sinh đi theo Lê Lợi đánh giặc lập nhiều công lao. Trừ Chuyện Lệ nương, trong cả hai truyện còn lại cái kết đều khiến người đọc có cảm giác nhân vật đang trải qua một giấc mộng: Nhân vật tưởng được đoàn viên theo lối kết thúc có hậu của truyện cổ tích nhưng tất cả chỉ thoảng qua như giấc mơ của Trọng Quỳ, như hình ảnh Vũ nương tan ra theo sóng nước Hồng Giang. Chính kết truyện mang màu sắc hiện đại, thực mà hư, ứng nghiệm một cách rất tự nhiên khiến người đọc cho rằng đó chỉ là ngẫu nhiên, đã tạo nên những tiếc nuối giày vò cho người còn sống (đặc biệt là Chuyện người con gái Nam Xương). Phần kết của truyện cũng tạo cảm giác về việc các nhân vật nữ chính vẫn cịn nặng nợ với những nghĩa vụ trần gian. “Nhiệm vụ” chính của Nhị Khanh trong lần tái ngộ Trọng Quỳ là khuyên chồng cho con theo thờ Lê Lợi để nàng “dù chết cũng không nát”. Vũ nương trở về trong sương khói khơng phải để hồi sinh mà để minh oan cho chính
mình30. Có ý kiến cho rằng “Cái gọi là “có hậu” ở một vài truyện trong số này chỉ là dư ba” [168, tr.351] hay “Có thể nói, Nguyễn Dữ là nhà văn đầu tiên đã đem lại cho truyện kì ảo màu sắc bi kịch gắn liền với cuộc sống hiện thực” [180, tr.769] nhưng dù chỉ là “dư ba” hay có “màu sắc bi kịch” thì quan niệm về kết thúc có hậu vẫn ám ảnh người cầm bút, đặc biệt là trong truyện về Nhị Khanh. Chi tiết “Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khối Châu hiện cịn con cháu” [33, tr.227] rõ ràng là một sự đền đáp của số phận theo lối báo ứng “Phúc đức tại mẫu”. Chính vì thế nên trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, yếu tố liệt truyện thể hiện rất đậm: Kể từ nguồn gốc xuất thân của nhân vật cho đến đời con cháu. Kiểu kết truyện này cùng với những truyện như Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên hay Chuyện Tướng Dạ xoa khiến câu chuyện có thêm độ tin cậy, mang cả ý nghĩa đạo đức và ý
nghĩa tâm linh, trong đó ý nghĩa đạo đức có phần lấn át, giúp con người tin vào thuyết nhân quả và những kết cục tốt đẹp dành cho người có đức, tất nhiên, lí tưởng hơn cả là cái đức đó lại gắn với những chuẩn mực cao nhất liên quan tới vấn đề chính trị như việc Nhị Khanh khuyên chồng cho con theo tôn phù Lê Lợi. Trong truyện này, Nhị Khanh chuyển từ Trinh sang Trung, không Trinh với chồng mà là Trinh với một ngun lí đạo đức. Có thể truyện xuất hiện từ đầu đời Lê để hậu thuẫn cho sự chính thống của triều đại theo mạch nguồn sấm vĩ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” và sau đó được khai thác lại khi tính chính thống của nhà Lê bị đe dọa vào đầu thế kỉ XVI. Họ chính là biểu hiện của một thứ Nho giáo đi từ cung đình ra dân gian và thấm sâu trong tâm thức cộng đồng.
3.1.2. Sự chiến thắng của Văn so với Sử trong việc thể hiện người liệt nữ mang dáng dấp giai nhân của thể truyền kì dáng dấp giai nhân của thể truyền kì
Đi từ sự thực lịch sử vào sáng tác văn chương, cả ba liệt nữ trong Truyền kì
mạn lục đều đã là nhân vật của sáng tạo văn học, dẫu rằng trong thời trung đại lịch
sử và văn chương có những điểm giao thoa khá đậm. Ở đây, vấn đề Trung không