Dẫn chứng thơ Nguyễn Cơng Trứ trong luận án dẫn theo: Đồn Tử Huyến (Chủ biên) (2008),

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 104 - 106)

Nguyễn Cơng Trứ trong dịng lịch sử, NXB Nghệ An - Trung tâm Văn hóa Ngơn ngữ Đơng Tây,

ngun truyện bị tác giả đẩy vào những tình huống ngặt nghèo hơn nên buộc phải phát ngôn hoặc hành động một cách mạnh mẽ và vì vậy nên nàng là liệt nữ thì liệt nữ đến cùng mà là dâm nữ thì cũng khó ai bào chữa hộ được. Việc xác định nội dung chính của Truyện Kiều cũng như việc đánh giá nhân vật Thúy Kiều của

Nguyễn Du có thuận lợi và gặp nhiều khó khăn chính vì sự lửng lơ và khơng cực đoan ấy. Trường hợp này khá giống với Truyện Xuân Hương của Hàn Quốc. Truyện

Xuân Hương có nhiều dị bản và có dị bản mang tên Liệt nữ Xuân Hương thủ tiết ca.

Việc đánh giá chủ đề tư tưởng của Tryện Xn Hương cịn chưa thống nhất vì “có thuyết cho nó là “Tiểu thuyết cảnh tỉnh thế thái nhân tình”, răn đe bọn tham quan ơ lại, có thuyết cho nó là “Tiểu thuyết trung trinh”, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người con gái xuất thân từ gia đình thuộc loại dưới đáy xã hội, lại có thuyết cho nó là tiểu thuyết tình u miêu tả tình yêu tự do, trong trắng của thanh niên nam nữ” [197, tr.279]. Cả Truyện Kiều và Truyện Xuân Hương đều hấp dẫn vì chứa đựng cả những yếu tố cao thượng và những chuyện rất đời thường. Tuy nhiên, nhờ nguyên truyện có xuất phát điểm từ một câu chuyện phần nào có thật nên những chi tiết xúc động dễ tạo nên đồng cảm bao nhiêu thì những chi tiết có tính chất phản đề trong

Truyện Kiều lại đặt nhân vật vào thế khó bấy nhiêu. Việc khai thác một nguyên mẫu

có thực khiến truyện đậm chất đời thường hơn, cũng chính vì thế mà những lời dẫn như “Rằng: Năm Gia Tĩnh triều Minh” có một sức lơi kéo kì lạ, khiến độc giả khi khen cũng như khi chê có cảm giác như mình đang đối diện với những con người thực trong lịch sử dù rằng từ nguyên truyện đến Truyện Kiều, cốt truyện và nhân vật đã trải qua không biết bao nhiêu lần hư cấu và sáng tạo. Khoảng nhòe tiếp nhận này là một trong những điểm mà nhà nho khó có thể vượt qua.

Trong sáng tạo văn chương, quan niệm nghệ thuật về con người “mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ” và “là cách cắt nghĩa có tính phổ qt, tột cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con người” [167, tr.44 - 45]. Qua trường hợp Thúy Kiều của Nguyễn Du, có thể thấy tác giả không nhằm treo gương tiết liệt cho Kiều ngay từ đầu tác phẩm như Thanh Tâm tài nhân. Ông tuy có nương tay với những nhân vật chính như Kiều nhưng không

“nng chiều” q. Có lẽ bắt nguồn chính từ quan niệm nhân bản về con người mà ông đã tiếp thu một số chi tiết, dù khá nhẹ nhàng, của nguyên truyện để miêu tả tình yêu Kim - Kiều, một tình u đã có sự đan cài của yếu tố thân xác, một điều luôn khiến giáo điều Nho giáo cảm thấy bị trêu ngươi, hơn thế dù miêu tả Kiều ở một số giai đoạn có dáng dấp liệt nữ nhưng ơng lại rất hiện đại khi “cấp hạn ngạch” tưởng chừng khơng giới hạn cho Kiều trong tình u mà khơng có cảm giác phải “lách luật”. Phan Ngọc cho rằng: “Nguyễn Du chứng minh người ta có thể cùng trong một lúc có nhiều mối tình khác nhau về tính chất. Kiều u Từ Hải, nhưng vẫn có thiện cảm với Thúc Sinh, và vẫn nhớ Kim Trọng” [121, tr.168]. Không phải ngẫu nhiên mà trong Kĩ nữ sử của Từ Quân và Dương Hải do Thượng Hải văn nghệ xuất bản xã (Trung Quốc) xuất bản năm 1995 có rất nhiều đoạn được trích dẫn từ Kim

Vân Kiều truyện47. Kiều muốn trong sạch nhưng lại rơi vào nơi bị coi là dơ bẩn nhất trong xã hội. Kiều muốn quyên sinh để bảo toàn danh tiết nhưng lại tin vào định mệnh rằng mình chưa thể chết vì cịn “nặng nợ má đào”. Những mâu thuẫn đó khiến hình tượng Thúy Kiều cả trong nguyên truyện và trong Truyện Kiều của

Nguyễn Du trở thành đa diện hơn, hấp dẫn hơn. Việc xây dựng Thúy Kiều theo mơ hình liệt nữ với hai phẩm chất nổi bật là trinh - hiếu đã thể hiện phần nào quan điểm thiên nhân tương cảm của các tác giả, hỗ trợ cho kết thúc có hậu của câu chuyện. Tuy nhiên, để tạo cơ sở cho việc Thúy Kiều phải chịu mười lăm năm lưu lạc thì việc để nàng “mang lấy một chữ tình, khư khư mình buộc lấy mình vào trong” là một “điều kiện đủ” bổ sung vào “điều kiện cần” là gia biến. Khơng gian gia đình, khơng gian q hương lúc này khơng chỉ là điều kiện đảm bảo cho sự an toàn về mặt thân phận của Kiều mà còn đảm bảo cho Kiều có điều kiện bảo vệ danh tiết của mình so với khơng gian lưu lạc. Việc yếu tố Võ hậu trong đời Thúy Kiều của Nguyễn Du có vẻ mờ nhạt hơn so với nguyên truyện cũng thể hiện phần nào quan

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)