đẩy vào đường cùng của sự lựa chọn mà vẫn ung dung chọn cho mình cái chết. Dẫu cho tầm ảnh hưởng xã hội của nhân vật không quá lớn36, nhưng đặt nhân vật lịch sử (và cũng là nhân vật văn học) này trong bối cảnh xã hội khi đó ta thấy có lẽ hành động của bà sẽ tìm được tiếng vọng trong nửa sau thế kỉ XVIII với những Lí Trần Quán, Trần Danh Án hay quan niệm hà khắc về chữ Hiếu, chữ Trung trong Xuân Thu quản kiến của Ngơ Thì Nhậm.
Nhìn trong tương quan so với Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả có một điểm khác biệt khá lớn. Trong Truyền kì tân phả, An Ấp liệt nữ lục khơng có đối
trọng như trong Truyền kì mạn lục. Ngoài việc miêu tả chút phá cách của Thánh
mẫu Liễu Hạnh trong Vân Cát thần nữ lục37, Truyền kì tân phả khơng có những
nhân vật phản liệt nữ như Đào thị, Thị Nghi, Đào, Liễu… trong Truyền kì mạn lục. Các truyện của Truyền kì tân phả hầu hết viết về phụ nữ nhưng khá nhất phiến, chủ yếu theo hướng “tích cực” trung trinh, nhân vật không đa dạng như Truyền kì mạn
lục. Nếu như có một chút đối trọng nào đó thì đó chính là một kiểu “đối trọng tự
thân”, một sự phân mảnh của mỗi nhân vật, dù rằng chuyện này rất mờ nhạt. Câu chuyện Lê Thị Ta vợ Phạm Mưu tự tử vì chồng chết khi đi sứ nước Nguyên (1295) có lẽ cũng có nội dung tương tự nhưng không đủ sức hấp dẫn đối với các văn sĩ đương thời mà chỉ đi vào chính sử. Trong An Ấp liệt nữ lục, trước khi vào nội dung chính của truyện, văn bản có bài Tổng bình theo điệu khúc Tạo la bào:
(Ai bảo đàn bà khó dạy? Than thế gian,
Kẻ bạc hạnh nhiều thế a? Mặc Trai nếu chẳng giỏi tề gia,
Phu nhân đâu chịu quyên sinh mà!... [57, tr.154 - 155].
Bài Tổng bình, trước tiên nhằm cải chính quan niệm “phụ nhân nan hóa” tồn tại dai dẳng trong đầu óc nhà nho thời trung đại đồng thời nêu ra một vấn đề có tính