là: “Con gái khơng tài tức là đức đó”. Chữ tài đó là chỉ về cái tài văn học: đọc nhiều sách, hay chữ, biết làm thơ làm phú” [86, tr.111].
“làm giúp” họ nhiều thơ từ hơn nữa, thì việc sáng tác thơ văn của liệt nữ Nguyễn thị - Phan Thị Viên đất An Ấp đã được cố định thuần túy vào chức năng tỏ bày tâm trạng, một bước tiến của văn xuôi Việt Nam thời trung đại trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Việc đề tài này được chính một tác giả nữ khai thác cũng là một điểm nhấn của truyện. Nếu như trong các tác phẩm thuộc những giai đoạn trước, và cả sau này, trong văn học Việt Nam trung đại, nhân vật liệt nữ thường là sản phẩm của một bàn tay nam giới thì ở đây liệt nữ Nguyễn thị - Phan Thị Viên lại được “phục dựng” qua một bàn tay nữ giới, đúng như P.Bourdieu nói: “Những kẻ bị trị áp dụng những phạm trù được kiến tạo theo quan điểm của kẻ thống trị vào quan hệ thống trị, do đó làm cho những quan hệ này có vẻ như tự nhiên” [15, tr.48]. Khơng rõ đằng sau những trang văn này có sự đồng cảm riêng rẽ của tác giả đối với nhân vật theo lối “cùng hội cùng thuyền” mang màu sắc giới tính hay khơng nhưng rõ ràng việc “chúng tơi nói về chúng tơi” đem lại cho người đọc một trải nghiệm khác, thậm chí rất khác, mà ở đó bên cạnh việc thưởng thức tác phẩm văn chương thuần túy ta cịn có dịp cảm nhận nỗ lực vãn hồi đạo đức Nho giáo của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XVIII, xoay quanh thời điểm tự tận của Nguyễn thị - Phan Thị Viên và thời điểm sáng tác của Truyền kì tân phả. Người phụ nữ ở đây, cả nhân vật văn học và tác giả văn học, đã phát ngôn cho tư tưởng nam quyền một cách lưu lốt, khơng có biểu hiện nào của tinh thần phản biện, họ thừa nhận những trật tự do nam giới tạo ra và tiếp tục mạch ca ngợi những vật hiến sinh cho trật tự đó, dù rằng trong truyện khơng phải khơng có những tiếng nói khun can việc Nguyễn thị - Phan Thị Viên tìm đến cái chết, đúng như Frazer - nhà dân tộc học hiện đại Scơtlen - từng nói: “Đàn ơng làm ra thần thánh, đàn bà thờ phụng các thần thánh ấy” [11, tr.104]. Sự kiện này chứng tỏ ảnh hưởng của khuynh hướng thực học, phục cổ và sự thấm nhuần giáo lí ở tầng sâu, như ý kiến của Nguyễn Kim Sơn: “Vấn đề lớn nhất đặt ra cho giới nho sĩ đầu thế kỉ XVIII là phải chấn hưng nho học, tái thiết lập uy quyền của đạo thống bằng mọi cách, ngăn chặn sự khủng hoảng tư tưởng chính thống Nho giáo” [165, tr.37]. Những tiếng nói can ngăn ấy, về bản chất, khơng đủ tính như một thái độ sống đối trọng với mơ hình liệt nữ, mà chỉ có tính chất địn bẩy giúp tôn lên sự “cao
cả” trong hành vi xả thân thủ nghĩa của nhân vật nữ chính, khơng đủ để làm nên một mạch nguồn để mở đường cho những dịng chảy tự sự duy lí về sau.
Sáng tác An Ấp liệt nữ lục, dẫu không chủ trương treo gương tiết liệt cho muôn đời làm chính nhưng mục đích "Làm thẹn chết những kẻ bạc hạnh đương thời" (Quý
sát đương thời bạc hạnh nhân) vẫn là một phần tất yếu của kiểu truyện này. Dẫu có
khoảng cách hai thế kỉ so với Truyền kì mạn lục, dẫu yếu tố kì qi hoang đường có giảm bớt nhiều, nhưng yếu tố Kì do hành vi tiết liệt tạo ra vẫn là một phần trong tâm lí sáng tạo và tâm lí tiếp nhận mà tác giả định hướng người đọc vào trong đó, bên cạnh việc miêu tả những giấc mộng đầy huyễn ảo. Việc đề cao tiết nghĩa trong thời bình, việc tác giả là một phụ nữ cùng với việc miêu tả nhân vật chính là tài nữ và cũng là liệt nữ đã làm rõ quá trình chuyển biến của nhân vật từ Tính sang Tình rồi từ Tình lại trở về Tính. So với những vận động trong thơ ca giai đoạn này, rõ ràng sự vận động của truyện hướng tới những chủ đề mang tính nhân văn dường như có bước tiến nhanh hơn dẫu cịn khơng ít những vấp váp, ngập ngừng mà An Ấp
liệt nữ lục là một ví dụ tiêu biểu. Chính tác phẩm này đã đánh dấu sự chuẩn hóa và
chuyển hóa trong việc thể hiện cũng như nội hàm của nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại.
3.3. Liệt nữ tà dâm và vƣu vật trinh liệt hay là sự phân hóa lí tƣởng Nho gia cuối thế kỉ XVIII: Trƣờng hợp Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Đặng Thị Huệ cuối thế kỉ XVIII: Trƣờng hợp Thúy Kiều (Truyện Kiều) và Đặng Thị Huệ (Hồng Lê nhất thống chí)
3.3.1. Nhân vật liệt nữ giữa hai nẻo Trinh liệt và Tà dâm: Trường hợp Thúy Kiều trong "Truyện Kiều" trong "Truyện Kiều"
Trong hai thế kỉ qua, Truyện Kiều của Nguyễn Du trải qua bao nhiêu thăng
trầm, khen chê thì cũng là bấy nhiêu lần nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm này bị bảy nổi ba chìm với những đánh giá gần như trái ngược nhau hoàn toàn về nội dung cũng như về thái độ. Tuy nhiên, một trong những cuộc tranh luận dai dẳng nhất, được nhiều người tham gia nhất, và vì thế cũng ghi nhận nhiều ý kiến trái chiều nhất lại liên quan đến “nữ hạnh” của Kiều. Có ý kiến xếp Kiều vào hàng liệt nữ, nhưng có khơng ít người coi Kiều là một biểu tượng của tà dâm. Từ độ lùi thời gian
của ngày hơm nay, người đọc có thể phần nào giải đáp câu hỏi ám ảnh suốt lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều trong hai trăm năm qua: “Thúy Kiều của Nguyễn Du: Nẻo
đến Vũ nương hay đường về Võ hậu?”41.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết dựa trên Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm tài nhân và lấy bối cảnh là xã hội Trung Quốc những năm Gia Tĩnh triều Minh. Tuy rằng đến lúc đó tầng lớp thị dân ở Trung Quốc khá phát triển nhưng tình hình xã hội nói chung vẫn đóng khung trong những khn khổ xưa cũ mà điều luật “Phàm đào kép diễn tạp kịch (…) đóng thần, tiên, đạo và nghĩa phu, tiết phụ, con hiền, cháu thảo, khun người làm việc thiện thì khơng cấm” [162, tr.374] trong
Luật Đại Minh là một ví dụ tiêu biểu. Có lẽ vì thế mà trong Kim Vân Kiều truyện,
Thúy Kiều được xây dựng thành một hình mẫu “tiệm cận” liệt nữ để chứng minh cho thuyết “ngọc hễ khơng mài thì khơng thấy chất rắn” [139, tr.50] và được đánh giá là “lả lơi mà vẫn biết giữ gìn, trong khi biến không sai điều ngay thẳng, phải chăng là người ở trong cảnh dâm mà biết giữ điều trinh? (…) Kịp đến khi cha mắc nạn thì khẳng khái bán mình, khơng hề kiêng nể. Dù cho quyến luyến người tình cũng chẳng qua mượn mận thay đào, chứ tuyệt nhiên khơng vì tình mà làm loạn tính” [139, tr.45 - 46]. Có lẽ cũng vì muốn chứng minh cho luận đề đó nên Thanh Tâm tài nhân đã để Kiều phát ngôn một cách rất bài bản ở đầu truyện với Thúy Vân và Kim Trọng bằng một giọng điệu gần như là “lên lớp”. Trước Thúy Vân, nàng lấy tư cách làm chị mà răn đe nhưng cũng “chặn lối” để ngăn em nghĩ đến Kim Trọng. Khi gặp gỡ Kim Trọng thì nàng lại canh cánh việc làm sao “khơng dẫm vào các vết nhơ của kẻ gian phu dâm phụ, để nêu tấm gương danh giáo cho muôn đời” [139, tr.92] và tự “chấm điểm hạnh kiểm” mình “về phần thanh khiết như băng như ngọc, thì khơng chịu kém [Hằng Nga] đó thơi” [139, tr.94]. Trước những xúc cảm giới tính dâng trào của Kim Trọng, nàng thừa nhận mình ngăn ngừa cũng là vì “đạo nghĩa bắt buộc” [139, tr.98] chứ khơng phải “cố tình làm ra kiểu cách” [139, tr.103]. Thú vị hơn, chính Kim Trọng lại dụ dỗ Kiều bằng những lời lẽ khá lạ lùng: “Nàng ôi, việc này ta thấy liệt nữ đời xưa cũng làm nhan nhản ra đó, nhẽ đâu chỉ riêng có