Sự ngẫu nhiên của lịch sử trong lựa chọn Mị Ê làm nhân vật liệt nữ đầu tiên của văn chương Đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 43 - 44)

19 Chủ trương nữ quyền (Féminisme Tiếng Pháp): “Học thuyết địi sự bình đẳng nam nữ thực sự và vai trò ngày càng tăng của phụ nữ trong xã hội” [27, tr.225].

2.1.1. Sự ngẫu nhiên của lịch sử trong lựa chọn Mị Ê làm nhân vật liệt nữ đầu tiên của văn chương Đại Việt

tiên của văn chương Đại Việt

Mơ hình ứng xử “liệt nữ” là sản phẩm của xã hội nam quyền trong đó đề cao sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới, đề cao vấn đề trinh tiết và sở hữu độc quyền của người đàn ông về mặt trinh tiết đối với một hay một số phụ nữ. Truy nguyên về thời kì đầu của văn học Việt Nam trung đại, ta sẽ nhận ra mối quan tâm cũng như sự say mê của các nhà nho với đề tài này thơng qua hình tượng nhân vật Mị Ê. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu, dễ thấy con đường trở thành liệt nữ của Mị Ê trong văn học khá éo le và khiên cưỡng.

Trong mắt các sử gia thời trung đại, sử sách không chỉ là nơi “làm cho tỏ rõ được chính thống” mà cịn “ngụ ý nghĩa khuyên răn” [155, tr.21 - 29]. Do quan niệm như vậy nên khi gặp câu chuyện của Mị Ê, các sử thần xưa không dễ dàng bỏ qua. Đại Việt sử kí Tồn thư ghi lại: Năm 1044, “mùa thu, tháng 7, vua [Lí Thái

Tơng] đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên (...). Tháng 9, ngày mồng 1, đến phủ Trường Yên, có rồng vàng hiện ở thuyền ngự. Khi đến hành điện Lí Nhân, sai nội nhân thị nữ gọi Mị Ê là phi của Sạ Đẩu sang hầu thuyền vua. Mị Ê phẫn uất khôn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sơng chết. Vua khen là trinh tiết, phong là Hiệp chính hựu thiện phu nhân” [100, tr.266 - 267]. Sử thần Ngô Sĩ Liên đời Lê bàn rằng: “Phu nhân giữ nghĩa không chịu nhục, chỉ theo một chồng cho đến chết, để toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà. Người làm tôi mà thờ hai vua tức là tội nhân đối với phu nhân. Vua khen là trinh tiết, phong làm phu nhân để khuyến khích người đời sau là đáng lắm” [100, tr.267]. Do những vấn đề còn tồn tại trong xác định niên đại văn

bản và sự tham gia của sử thần các triều đại vào việc biên soạn Đại Việt sử kí Tồn

thư nên chưa rõ câu chuyện bắt đầu được ghi vào chính sử từ khi nào, tuy nhiên, sự

kiện này cho thấy: Mẫu hình liệt nữ đã có chỗ đứng trong bảng giá trị của các triều đại Việt Nam, thậm chí, đến thế kỉ XV (thời điểm Ngơ Sĩ Liên viết Lời bàn), đã khá ổn định và bền vững.

Trở lại với nhân vật Mị Ê trong Việt điện u linh, do Lí Tế Xuyên soạn và viết bài Tựa vào năm Khai Hựu thứ nhất đời Trần Hiến Tông (1329), tác phẩm được coi là nguồn để các tác giả Đại Việt sử kí Tồn thư tham khảo. Tất nhiên, nếu như có đủ chứng cứ, có thể khẳng định Việt điện u linh cũng là tác phẩm viết dựa theo tư liệu lịch sử mà trong đó khơng thể khơng nhắc tới Đại Việt sử kí do Lê Văn Hưu biên

soạn dưới thời Trần Thánh Tông, năm 1272. So với sử sách, câu chuyện về Mị Ê trong Việt điện u linh rõ ràng không chủ tâm nhấn mạnh cuộc chiến Đại Việt -

Chiêm Thành, dù có giải thích ngun nhân cuộc chiến bằng việc “Sạ Đẩu khơng giữ phận triều cống, bỏ lễ phiên thần” [226, tr.58]. Nhân vật Mị Ê ở đây được xây dựng trong bối cảnh mà dư âm của cuộc chiến còn rất đậm, người bại trận chưa thể quên ngay những điều đau thương vừa xảy ra trước đó. Nếu Lí Thái Tơng trong

Tồn thư20 “sai nội nhân thị nữ gọi Mị Ê (…) sang hầu thuyền vua” [100, tr.267] thì Lí Thái Tơng trong Việt điện u linh “nghe nói Mị Ê đẹp, bèn mật sai quan trung sứ triệu sang hầu ở thuyền ngự” [226, tr.58]. Nếu như Mị Ê trong sử “phẫn uất khơn xiết, ngầm lấy chăn quấn vào mình nhảy xuống sơng chết” [100, tr.267] thì Mị Ê trong truyện không chỉ được nhấn mạnh tâm trạng “hết sức phẫn uất” [226, tr.58] mà cịn có cơ hội phát ngơn về điểm tựa đạo lí trong việc làm của mình, cả trước và sau khi chết. Cái lí của nhân vật Mị Ê trong truyện đi từ chỗ mang đậm sắc thái cảm xúc hòa trộn chung - riêng “đau khổ vì nỗi nước mất chồng chết” [226, tr.58] đã phát triển lên thành sự việc thuần tuý lí trí “cái đạo người vợ là chỉ có một chồng mà thơi. (…) Nhờ có ơn lớn của bệ hạ sai sứ đưa tôi về được suối vàng gặp chồng, ý nguyện đã thỏa” [226, tr.59]. Có lẽ chính Lí Tế Xun, tác giả đầu tiên của truyện, cũng không ngờ rằng sự phát triển trong tính cách của nhân vật lại bất ngờ như thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)