Tất nhiên, nếu muốn kết luận cho cẩn thận, ta cịn phải bóc tách những truyện nào ca ngợi người phụ nữ tử tiết, thủ tiết một cách mù quáng và truyện nào viết về người phụ nữ thủ tiết, tuẫn tiết vì

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 130 - 132)

phụ nữ tử tiết, thủ tiết một cách mù quáng và truyện nào viết về người phụ nữ thủ tiết, tuẫn tiết vì tình yêu sâu đậm, vì lịng chung thủy vơ điều kiện nhưng tư liệu - đã được lọc qua bộ lọc của các sử gia nho thần - khơng cho phép ta làm điều đó.

thành những khung khổ khơng dễ vượt qua (có khi là về trình độ, có khi là về quy phạm của chính quyền quân chủ chuyên chế), khiến tính sáng tạo bị gị ép, tạo ra những “thế hệ vàng” tiếp nối một cách ngoan ngỗn như trường hợp Cúc Lữ Hồng Đạo Thành với Đại Nam hạnh nghĩa liệt nữ truyện. Các quy phạm (trong trường

hợp liệt nữ truyện) tự bản thân nó triệt tiêu các phê bình, chỉ có phê bình theo lối bình tán, tán dương về đối tượng của nó dưới dạng các lời bình (dù khá ít ỏi), chứ khơng có phê bình đối với bản thân quy phạm, có lẽ vì tính tư tưởng của quy phạm đó quá mạnh nên thuộc diện bất khả tư nghị.

Trong kho sách của Viện Hán Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), ngồi các sách viết về (hoặc có liên quan tới) nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại được nhiều người biết đến như Việt điện u linh, Truyền kì mạn

lục, Truyền kì tân phả, Cơng dư tiệp kí, Truyện Kiều, Đại Nam liệt truyện, Lan Trì kiến văn lục, Nhị độ mai, Lục Vân Tiên, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống Trân - Cúc Hoa, Trinh thử, Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện, Vân nang tiểu sử… hầu hết

các sách đều được viết ra hoặc in dưới triều Nguyễn, đặc biệt là trong khoảng nửa sau thế kỉ XIX. Họ chính là “dàn đồng ca” của thời đại. Nếu mơ hình hóa kiểu truyện về liệt nữ sẽ có ba mơ hình: Mơ hình cơ bản: Họ tên - Quê quán - Tên chồng - Năm lấy chồng - Lí do và thời điểm chồng mất (hoặc lí do bị bức hiếp) - Nội dung ngơn chí - Những cản trở khi muốn thực hiện ý nguyện - Cách thủ (tuẫn) tiết - Cảm xúc gây ra cho xung quanh - Nhận định của dân làng và triều đình - Năm được nêu khen - Danh hiệu và phần thưởng khi được nêu khen (Nguyễn Thị Kim, Đỗ tiết phụ…). Mơ hình mở rộng: Kể đến bà và mẹ của chồng cũng thủ tiết, lập đền thờ cúng, sự thành đạt của con cái. Mơ hình tối giản: Thiếu họ (Thị Tính), thiếu tên (Nguyễn thị, Lê thị, Đỗ tiết phụ…), không rõ tên chồng, khơng nói năm nêu khen, khơng có nhận định của những người xung quanh... So sánh kiểu truyện hay đúng hơn là các ghi chép về liệt nữ, tiết phụ trong Đại Nam liệt truyện với Đại Nam nhất

thống chí và Đại Nam thực lục, sẽ thấy có ít nhiều vênh lệch giữa ba loại văn bản

này dù rằng chúng đều là văn học chức năng, trong đó những ghi chép về các liệt nữ của Đại Nam liệt truyện là một dạng mở rộng của việc “vào sổ khen thưởng”. Trong

truyện về Nguyễn Thị Kim, Đại Nam liệt truyện có ghi thêm chi tiết “Thị (…) bảo người nhà rằng việc của tơi đã xong rồi”, cịn Đại Nam thực lục thì cất cơng ghi lại cả lời bàn của Đặng Đức Siêu chứng tỏ triều Nguyễn khá bất ngờ với một số sự kiện mới phát sinh trong những ngày đầu kiến lập. Xét một cách tổng thể, dung lượng của liệt nữ truyện trong Đại Nam liệt truyện và Đại Nam nhất thống chí đều

lớn hơn Đại Nam thực lục trong đó Đại Nam liệt truyện thường có dung lượng

truyện lớn nhất. Có chỗ Đại Nam liệt truyện có vẻ “lên gân” hơn so với Đại Nam

nhất thống chí, như trường hợp truyện của Nguyễn Thị Ngữ. Nếu như Thực lục chỉ

ghi “trong loạn Tây Sơn (…) thị mới 21 tuổi, giữ mình trong sạch 15 năm” và Nhất

thống chí chép rằng “Tư đồ giặc là Vũ Văn Dũng muốn lấy, thị khơng chịu, Dũng

cũng khơng cưỡng” thì Liệt truyện68 chép “Tư đồ và thiếu phó của Tây Sơn tranh nhau muốn lấy, phu nhân thề không đổi tiết”. Những người được Liệt truyện ghi

chép khá dài như Phan Thị Trang, Nguyễn Thị Ý, Trần Thị Tuần thì Nhất thống chí ghi khá giống cịn Thực lục chỉ ghi vắn tắt, bỏ hẳn các hành vi cụ thể và các phát ngôn ấn tượng của nhân vật, bỏ qua cả thái độ của người xung quanh với nhân vật, như Trần Thị Tuần, cả hai lần phát ngơn đều được Liệt truyện và Nhất thống chí ghi lại tường tận. Có thể nói, ghi lại các phát ngơn và hành động ấn tượng của nhân vật cũng như lời bình của xung quanh đối với liệt nữ, tiết phụ là ưu điểm của Liệt truyện. Những trường hợp như Vũ Thị Lựu, Phạm Thị Uyển được Liệt truyện và Thực lục ghi lại khá giống nhau với dung lượng lớn hơn Nhất thống chí hay việc

Dương Thị Việt được ghi chép trong Nhất thống chí kĩ càng hơn so với Liệt truyện và Thực lục là những ví dụ hiếm hoi. Trường hợp Hồng Thị Trúc (Lạng Sơn) cũng vậy. Cả Liệt truyện, Nhất thống chí và Thực lục đều ghi chép giống nhau nhưng Thực lục lại hơn ở chỗ ghi thêm ý kiến của Minh Mạng chứng tỏ sự kiện lúc đó cịn

nóng hổi và tạo được xúc cảm cho nhà vua và người đương thời. Một điểm khác quan trọng là Đại Nam thực lục ghi chép theo lối biên niên, theo mạch thời gian của lịch sử, cịn Đại Nam nhất thống chí ghi chép theo lối “chuyên đề”, ở đó có dáng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)