Sự tái sinh những cốt truyện cũ hay phục sinh những hóa thạch văn chương: Trường hợp Vũ Thị Thiết (“Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện”) và

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 134 - 147)

68 Thực lục: Đại Nam thực lục; Nhất thống chí: Đại Nam nhất thống chí; Liệt truyện: Đại Nam liệt

4.2.1. Sự tái sinh những cốt truyện cũ hay phục sinh những hóa thạch văn chương: Trường hợp Vũ Thị Thiết (“Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện”) và

chương: Trường hợp Vũ Thị Thiết (“Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện”) và Trinh phụ hai chồng (“Vân nang tiểu sử”)

Sang nửa sau thế kỉ XIX, khi quốc biến đã nổ ra (1858), đời sống văn học buộc phải chuyển mình cho phù hợp với điều kiện mới nhưng sức sống của mạch truyện viết về liệt nữ khơng vì thế mà suy giảm, hơn nữa cịn được huy động mạnh mẽ, được nhắc nhớ thường xuyên trong những hình hài mới, cốt truyện mới phục sinh từ những hóa thạch văn chương, những kí ức ngơn từ trong truyền thống văn học trung đại đã kéo dài hàng thế kỉ.

Trong văn học Việt Nam giai đoạn này, việc các đề tài và câu chuyện cũ “tái xuất” giúp nhà nho “gia cố” được vấn đề của liệt nữ truyện chính thống, đồng thời giúp tác giả và người đọc trải nghiệm các vấn đề mới của đạo đức đặt ra. Tuy nhiên, trong dịng chảy đó, những “di chỉ văn chương” thuần Việt khơng phải đã hồn tồn độc lập với những sản phẩm ngoại lai. Đáng lưu ý trước hết là nhóm tác phẩm khai thác những câu chuyện cũ trong truyền thống văn học Đông Á mà cụ thể là trong lịch sử văn học Trung Quốc. Nữ phạm diễn nghĩa từ của Tuy Lí vương (1853) là một bản diễn Nôm Liệt nữ truyện của Lưu Hướng đời Hán, Liệt nữ tiệp

lục giải âm của Nguyễn Đắc Vọng kể về 12 người phụ nữ trinh tiết của Trung Quốc, Vịnh sử thi tập của Nguyễn Đức Đạt viết về các bậc danh hiền, liệt nữ, gian thần,

nịnh nhân, hiền phi, hãn phụ, yêu cơ… bên Trung Quốc. Sau này, nhà nghiên cứu Bửu Cầm, vốn là cháu gọi Tuy Lí vương bằng cụ, thừa nhận trong Nữ phạm diễn

nghĩa từ “tựu trung, cũng có một vài trường hợp q khích vì quan niệm sai lầm về

chữ “trinh” và chữ “hiếu” của cổ nhân” [19, tr.863] như truyện vợ Vương Ngưng chặt đứt cánh tay vì bị người đàn ơng khác nắm vào (Ngưng thê nghĩa ấy càng kinh, - Người lầm dắt cánh nàng đành cắt tay) hay Trương Nhị mổ gan dâng bà nội làm thuốc chữa bệnh... Đặt trong bối cảnh đương thời, cùng với Liệt nữ tiệp lục giải âm của Nguyễn Đắc Vọng hay Nhị thập tứ hiếu diễn âm của Lí Văn Phức (cũng là một tác phẩm diễn Nơm các câu chuyện về lịng hiếu thảo trong lịch sử Trung Quốc với những tấm gương cực đoan không kém như chuyện “Quách Cự chôn con nuôi mẹ”) người đọc sẽ thấy được sự ổn định trong “dãy tượng đài trật tự đến lí tưởng” ấy. Với dòng mạch khai thác những câu chuyện cũ, những hóa thạch văn chương, những biểu tượng đạo đức vững bền, một bộ phận truyện liệt nữ giai đoạn này đã huy động, hệ thống hóa các nhân vật xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Việc Đại Nam nhất thống chí ghi chép về Mị Ê, Trương tiết

phụ, Nguyễn Thị Thuật (Thừa Thiên), Lê Thị Ta (Hà Nội), Nguyễn Thị Niên (Ninh Bình), Phạm Thị Viên (Hải Dương), Khâm đức Hoàng hậu Nguyễn thị, Quý phi Nguyễn thị, Nguyễn Thị Tuần (Bắc Ninh), Lê Thị Liễn, Nguyễn thị (Sơn Tây), hay sự xuất hiện của sách Đại Nam hạnh nghĩa liệt nữ truyện (Hoàng Đạo Thành) đầu

thế kỉ XX là nằm trong cuộc tổng duyệt ấy. Bên cạnh đó, những câu chuyện, những cảm xúc phát sinh từ sự hòa trộn giữa các sử liệu Trung Quốc và sử liệu, giai thoại dân gian của Việt Nam như trường hợp Sự tích đá nàng Khương bắt đầu xuất hiện. Câu chuyện về nàng Khương và người chồng chết trong bối cảnh nhà Hồ xây thành Tây Nhai rõ ràng mang dấu ấn ảnh hưởng của câu chuyện về nàng Mạnh Khương thương xót người chồng mang tên Vạn Hỉ Lương chết vì đi xây Vạn lí trường thành thời Tần (Trung Quốc). Câu chuyện được Việt hóa này mang ý nghĩa xã hội (sự bất công, chuyên chế) lớn không kém ý nghĩa đạo đức (trinh tiết, thủy chung) mà nó

mang lại. Phan Thúc Trực có thơ Vịnh Khương nương thạch tích, Nguyễn Xn Ơn thì viết bài thơ Bình Khương thạch… Trong Thanh Hóa kỉ thắng (được khắc in năm 1904), Vương Duy Trinh (đỗ Cử nhân năm 1870, làm quan Ngự sử, Bố chính, sau thăng đến Tổng đốc Thanh Hóa) đã chép truyện Thành Tây Nhai - Đá nàng Khương kể lại đầu đuôi câu chuyện này. Truyện của Vương Duy Trinh ghi lại khá nhiều thơ đề vịnh di tích (trong đó có thơ của Nguyễn Xn Ôn) chứng tỏ câu chuyện đã tạo ra sự cộng hưởng khá lớn trong mắt người đương thời. Sự thật, rất có thể đã tồn tại những câu chuyện mang màu sắc bi kịch tương tự phát sinh từ việc huy động nhân công đi xây thành nhà Hồ và dân gian đã chọn một trong số đó để huyền thoại hóa rồi các nhà nho lại mơ hình hóa câu chuyện theo một cốt truyện phổ biến ngoại lai (Mạnh Khương - Vạn Hỉ Lương) tạo nên cảm hứng đề vịnh cho biết bao thế hệ nhà nho. Mạch thơ văn đề vịnh đá nàng Khương này cũng có những biến thể như trường hợp Cao Bá Quát đề vịnh Vọng phu thạch. Những tác phẩm này ghi nhận một hiện tượng, đó là nhà nho đã mở rộng phạm vi quan tâm của mình ra ngồi các câu chuyện mang tính chất “người thực việc thực” để lấn sân sang các cốt truyện liệt nữ có màu sắc dân gian mà ở đó, dù dưới góc nhìn dân gian hay góc nhìn bác học, người liệt nữ, liệt phụ, tiết phụ hóa đá (hoặc in dấu thân thể mình vào đá) là một dạng quan niệm: Họ vừa trở nên vĩnh cửu, bất tử vừa bị vơ tính hóa, mang các đặc trưng “lạnh”, “trơ” của đá trước các thử thách của tự nhiên và xã hội, của thời gian và đạo đức.

Trong cảm hứng khai thác các câu chuyện dân gian về đề tài liệt nữ, một nhánh của văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XIX đi vào tái tạo các câu chuyện đã có trong chính văn học viết các giai đoạn trước mà Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân

truyện của Nguyễn Hòa Hương là một thể nghiệm đáng lưu ý. Câu chuyện mở đầu

bằng cảm hứng quốc gia dân tộc nhưng điều dẫn tác giả tới câu chuyện này là vấn đề “Chữ trinh đâu có lạ đời”. Sự phát triển của Nguyễn Hòa Hương so với Nguyễn Dữ đã được tác giả thể hiện ngay từ tiêu đề của tác phẩm, đó là sự thay đổi từ Nam

Xương nữ tử lục thành Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện, nhấn mạnh yếu tố trinh

Nguyễn Dữ ở chỗ Nguyễn Hòa Hương nhấn mạnh Trương sinh là người có học (“Công danh hai chữ đợi chờ”) cùng với yếu tố xứng đôi vừa lứa của Vũ thị và Trương sinh (“Người tài tử kẻ khuynh thành”) dù cho đó chỉ là một uyển ngữ văn chương, bên cạnh việc khơng qn rào đón “Chàng Trương tính cũng nực cười - Sinh ra vẫn vốn con người đa nghi”, miêu tả Vũ Thị Thiết “Tam tòng tứ đức vẹn mười - Chăm bề trung hiếu nết người đoan trang” [73, tr.233 - 235]. Sự tiến bộ của Nguyễn Hòa Hương, nếu như có thể nói như vậy, nằm ở chỗ tác giả nhấn mạnh chi tiết nhân vật nữ chủ động trong quan hệ luyến ái (“Lòng riêng riêng những kính yêu - Nguyệt hoa hoa nguyệt ngăn điều say sưa”) [73, tr.235], và dù cho hành vi đó khơng có gì mới so với truyền thống ứng xử của người phụ nữ như trong bài Thời trước của Nguyễn Bính sau này70 nhưng đã phần nào khẳng định ý thức về tự do thân thể của người phụ nữ khi họ về nhà chồng qua con đường gả bán. Với đặc trưng thể loại truyện Nơm, có nhiều dung lượng cho việc phơ diễn các tình tiết, lời thoại, nhưng cũng không thiếu chỗ cho việc thể hiện đời sống tâm lí nhân vật, Nam

Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện đã khai thác khá kĩ tâm trạng của nhân vật, đặc biệt

là Vũ nương trong bối cảnh thân đơn gối chiếc. Ở đây, tác phẩm tuy mang cảm hứng của liệt nữ truyện nhưng lại chịu ảnh hưởng văn học tài tử giai nhân giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa trước thế kỉ XIX rất mạnh. Câu chữ của tác phẩm dễ gợi cho người đọc nhớ đến Chinh phụ ngâm khúc, Truyện Kiều, đặc biệt là Chinh phụ ngâm

khúc (Để gầy bơng thắm để thưa hoa vàng, Nhẹ xem tính mệnh như hình cỏ hoa,

Tiễn đưa một chén quan hà, Oán treo ra cửa phịng mơn - Sầu lên ngọn ải ai buồn hơn ai, Văn Quân với ả Phan lang - Mặt hoa mái tóc pha sương quá chừng…). Có thể nói, với sự hậu thuẫn về mặt ngơn từ, tứ thơ của Chinh phụ ngâm khúc, truyện của Nguyễn Hịa Hương đã bớt được sự đầu tư trí tuệ và tâm sức trong việc miêu tả tâm trạng người chinh phụ đồng thời qua đó hình tượng Vũ nương trong Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện cũng được khai thác mạnh mẽ hơn tâm trạng mà

trong đó bao trùm lên là cảm xúc lo sợ trước sự dịch chuyển của thời gian, sự tàn phai của nhan sắc bên cạnh nghĩa vụ ni già dạy trẻ. Có lẽ, sự phá cách lớn nhất so

với cốt truyện Nam Xương nữ tử lục là Nguyễn Hòa Hương đã “lộ thiên cơ” ngay từ đầu truyện:

Có đêm ngồi suốt canh thâu,

Khêu đèn trỏ bóng dãi dầu cùng con [73, tr.247].

Từ quan điểm của người đọc hiện đại, rất dễ cho đây là một bước lùi trong việc xây dựng cốt truyện của Nguyễn Hòa Hương, nhưng trong thực tế có lẽ tác giả khơng nghĩ như vậy. Chuyện về Vũ Thị Thiết là một cốt truyện nổi tiếng, phổ biến, đi từ sự thực lịch sử vào sáng tác dân gian, và có thể, từ sáng tác dân gian vào văn chương bác học. Ý định tạo ra sự hứng thú, bất ngờ bằng cốt truyện do đó khơng phải là một lựa chọn khả dĩ, nhất là khi nó đã được Nguyễn Dữ sử dụng, và khá thành cơng. Điều ám ảnh Nguyễn Hịa Hương có lẽ chính là trên cơ sở cốt truyện ấy, tác giả phải miêu tả cho được đời sống nội tâm phong phú của nhân vật, và ông đã phần nào thực hiện được yêu cầu nghệ thuật ấy. Thêm vào đó, để tạo sự hợp lí cho cốt truyện, tác giả đã khơng nói tuổi của bé Đản, mặc định Đản là một đứa trẻ đã đến tuổi biết nói năng lưu lốt, biết lập luận, biện bác khiến mối ngờ vực của Trương sinh đối với vợ càng thêm có cơ sở, và do đó, càng khó giải tỏa bên cạnh những ngờ vực chàng ni sẵn trong lịng:

Sinh rằng: Sự lạ lùng thay, Bướm ong xao xác lời này mà ra. Chờ khi cách ngữ phương xa,

Thị phi chẳng biết sự nhà làm sao [73, tr.251].

Có thể nói, Nguyễn Hịa Hương khơng chỉ tập trung miêu tả tâm lí của Vũ nương mà cịn đi sâu vào thể hiện tâm lí của Trương sinh - người chồng đa nghi và cả ghen qua những biểu hiện cụ thể cùng những đúc kết mang tính quy luật (Càng van càng một đinh ninh - Sự mình mình biết nỗi mình mình thương [73, tr.257]). Khơng những thế tác giả còn tiếp nối truyền thống của truyện Nôm, đã được phát triển đến đỉnh cao trong Truyện Kiều, xen cài một số trữ tình ngoại đề (Thương ơi tiết sạch giá trong - Hoàng Giang đâu lại ra sông Tiền Đường) làm chậm lại diễn tiến của truyện và giúp người đọc hiểu rõ hơn quan điểm của tác giả đối với không

chỉ nhân vật trong truyện mà với cả bối cảnh văn hóa sinh tạo ra tác phẩm mà cụ thể ở đây, qua việc đặt địa danh Hoàng Giang (Việt Nam) cạnh Tiền Đường (Trung Quốc), tác giả đã thừa nhận Thúy Kiều cũng là một liệt nữ giống như Mị Ê và Vũ nương.

Trong hình hài một truyện Nơm, câu chuyện về Vũ Thị Thiết lúc này không chỉ đơn thuần mang cảm hứng về kiểu nhân vật liệt nữ giai nhân của thể truyền kì như trong Truyền kì mạn lục mà ở đây cảm hứng thương tiếc giai nhân đã in dấu rất đậm. Nguyễn Hịa Hương khơng chỉ đúc kết:

Điểm xem những khách hồng nhan, Cõi trần mà khỏi thác oan mấy người. Chỉ vì một chút thơm rơi,

Hương hồn vơ vất ở nơi suối vàng [73, tr.261].

mà cịn khơng ít lần gián tiếp nhắc đến Vũ nương qua hệ thống biểu tượng dành cho những người con gái đẹp (Nước trôi hoa rữa biết là làm sao; Học chi mà để má đào phấn trơi…) bên cạnh sự nhắc nhớ những điển tích, câu chữ mang nặng tinh thần giáo huấn, tự tỉnh về sự trinh liệt của người phụ nữ (“chặt tay, cắt mũi”, “tiết trinh”, “thơm danh”, “cầm cân trinh tiết”, “cành hoa trinh bạch”, “sạch trong một tiết”, “cương thường”, “mảnh gương”…). Thêm vào đó, sự thiếu chặt chẽ trong cốt truyện Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện so với Nam Xương nữ tử lục nhưng

cũng là điểm mới của Nguyễn Hoài Hương so với Nguyễn Dữ thể hiện ở việc nhân vật Vũ Thị Thiết của Nguyễn Hoài Hương đã mấy lần khẳng định bi kịch của đời mình là do chồng con gây ra: “Sự này do tại nhi phu - Phận bèo phải chịu oan vu bấy chầy” [73, tr.261]… và ngay từ khi mới bắt đầu nghi ngờ Trương sinh đã nói rõ: “Khơng dưng ai dễ đặt điều trẻ chơi”. Nhưng nếu đi theo chiều hướng đó, Nguyễn Hịa Hương sẽ chệch khỏi quỹ đạo ban đầu mà tên gọi Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện đặt ra bởi màu sắc nhân sinh q đậm. Chính vì vậy, ở cuối truyện, tác

giả đã vãn hồi bằng cách treo gương tiết liệt, như một dạng Lời bình của Truyền kì

mạn lục, có tính chất khun răn rất rõ ràng (Ngẫm xem thế tục thường tình - Thị

cho người), tự hào về tác dụng giáo dục nhưng cũng tự khiêm về giá trị nghệ thuật của tác phẩm:

Tân thư nét bút vẽ vời,

Câu câu như tỉnh cho người hồi nghi. Nơm na chép để làm ghi,

Thanh tao đâu dám tranh thi Vân Kiều [73, tr.293].

Nhấn mạnh giá trị nội dung và tự nhận “đâu dám tranh thi Vân Kiều” về nghệ thuật (“thanh tao”), Nguyễn Hịa Hương đã tránh được tình cảnh “lạc đề” vào phút chót dù ở trên ơng có miêu tả tâm lí nhân vật thành cơng như thế nào, có cảm hứng với chủ đề hồng nhan bạc mệnh ra sao. Có thể hiểu được sự “giật mình” này của Nguyễn Hịa Hương nếu như nhìn vào tiểu sử của ông, một nhà nho ngoài Nam Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện cịn có Bút Hương Trai khuê huấn ca (1861) và “có

thể khơng đỗ đạt” [114, tr.15]. Điều này cũng xuất hiện trong Nữ phạm diễn nghĩa

từ khi Tuy Lí vương nhận rằng việc mình diễn Nơm Liệt nữ truyện của Trung Quốc

chỉ là “Dịch làm quốc ngữ dám bì ca chương” [19, tr.862]. Đúng như nhận xét của Hà Văn Minh và Phùng Diệu Linh, “khác biệt lớn nhất giữa hai tác phẩm [Nam

Xương liệt nữ Vũ thị tân truyện và Nam Xương nữ tử lục] là về ngôn ngữ thể loại”

[114, tr.320]. Có thể thấy được điều này khi nhìn vào đặc trưng thể loại của hai tác phẩm cũng như nhìn nhận lại mạch “tân truyện” trong lịch sử truyện Nơm, nỗ lực mang lại hình thức tồn tại mới cho một nội dung khơng có nhiều cơ hội để thay đổi.

Trong văn học Việt Nam trung đại thế kỉ XIX, bên cạnh Nam Xương liệt nữ

Vũ thị tân truyện cịn có Lưỡng phu trinh tiết (Trinh tiết hai chồng) trong Vân nang tiểu sử của Phạm Đình Dục (đỗ tú tài năm 1876) đi vào khai thác, lọc lựa một cốt

truyện cũ, thậm chí khơng phổ biến, có nguồn gốc dân gian và có một điểm tương hợp với truyện về Vũ Thị Thiết là câu chuyện đó khơng hề được ghi trong chính sử, tính đến khi tác phẩm ra đời. Truyện lấy bối cảnh thời gian rất xa (thời Lí) so với thời điểm sáng tác và một không gian chung chung (ở xã nọ huyện Nam Chân) nhằm tạo nên một khoảng nhòe tiếp nhận đủ để khiến người đọc tin vào điều mà tác giả thuật lại nhưng khó có cơ hội kiểm chứng. Khơng phải ngẫu nhiên khi Phạm

Đình Dục miêu tả người con gái trong truyện “khi tóc mới rủ mành đã thông minh tươi đẹp vơ chừng, cười nói đoan trang lại cịn biết chữ nghĩa” [30, tr.304] được cha

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 134 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)