tiêu chí Cơng - Dung - Ngôn - Hạnh dù rằng yếu tố Dung đã được bổ sung nét “thanh nhã” bên cạnh “cử chỉ đoan trang”. Điều đáng ghi nhận trong tác phẩm này nằm ở chỗ Đoàn Thị Điểm đã chú ý tới việc miêu tả ngơn ngữ, tâm lí của nhân vật nam bên cạnh việc dành sự quan tâm cho nhân vật nữ chính. Điều đó đã tạo ra một sự đối xứng về mặt miêu tả tâm trạng giữa Đinh Hồn và Nguyễn thị nhìn từ góc độ giới. Nếu như Đinh Hoàn ý thức rõ vai trò của bản thân “sinh vào thời Lê, nhận quan tước triều Lê, ăn bổng lộc triều Lê, đông tây nam bắc, vua sai đi đâu là đi đấy. Nếu khơng làm nhục mệnh vua thì cũng là khơng phụ cái chí bình sinh” thì Nguyễn thị cũng ý thức rõ việc “thân thiếp son tàn phấn nhạt, xanh thảm hồng rầu thì cũng có gì đáng kể”. Việc tác giả miêu tả Nguyễn thị “nước mắt như mưa (...) do lòng buồn mà sinh bệnh” [57, tr.137] có thể là một chi tiết sát đúng với sự thực lịch sử nhưng cũng có thể là một sự tuân thủ các khuôn mẫu và mơtip tự sự truyền thống mà ở đó con người, trong thế giới của tỏ lịng, ngơn chí, ln thể hiện mình một cách khá công thức. Điều này cũng thể hiện sự phân biệt trong quan niệm của nhà văn về các nhân vật của mình. Nếu như Nguyễn thị có cảm xúc mạnh và bộc lộ một cách cụ thể như vậy thì Đinh Hồn chỉ được miêu tả như một người của nghĩa vụ và trách nhiệm. Với nhân vật nam này, chỉ có một chút “bối rối” rồi sau đó “đành phó mặc, chẳng biết làm thế nào”, thậm chí ngày lên đường ông cũng “lên ngựa một cách khoan khoái như không để ý đến sự biệt li” trong khi Nguyễn thị “như tỉnh như say, các thị nữ đỡ nàng lên kiệu, về đến nhà hầu như cịn khơng đứng dậy được”. Diễn biến của tâm trạng đó (cùng với chiếc áo là ơng tặng bà trước lúc lên đường) đã làm tiền đề cho những biến cố tâm lí, những quyết định hệ trọng của nhân vật sau này.
Trong mạch kể của câu chuyện, việc Đinh Hồn đi sứ có thể coi như biến cố thứ nhất. Chính nhờ biến cố đó mà tình cảm của Nguyễn thị dành cho chồng có dịp được thể hiện. Sự tha thiết đó có thể thấy được qua việc mọi người phải đến phân giải bà mới “gượng ăn uống, tìm cách khy khỏa”. Có thể thấy, trong Truyền kì tân
phả, An Ấp liệt nữ lục là truyện tập trung khai thác và mơ tả tâm lí nhân vật chính
câu chuyện vốn khơng có nhiều biến cố, nhiều tình tiết nên tác giả phải tìm cách mở rộng dung lượng bằng việc miêu tả tâm lí nhân vật. Việc miêu tả tâm lí Nguyễn thị được thể hiện trên hai bình diện: Trực tiếp thơng qua lời văn của tác giả và gián tiếp thông qua sáng tác thơ ca được coi là của nhân vật. Với số lượng thơ từ nhiều như vậy, hẳn người đọc hiện đại sẽ thấy mạch truyện bị lỗng, cốt truyện bị lỏng lẻo nhưng nhìn lại Chuyện nghiệp oan của Đào thị trong Truyền kì mạn lục, số bài thơ Hàn Than và Vô Kỉ xướng họa với nhau được ghi lại có tới mười bài (chưa kể thơ của các nhân vật khác) sẽ thấy số thơ từ của Nguyễn thị và Đinh Hoàn được ghi lại trong An Ấp liệt nữ lục chưa phải là quá nhiều, đương nhiên khơng tính con số hơn 30 bài mà Đoàn Thị Điểm mang ra “khoe” hộ hai nhân vật chính. Ở đây, thơ như là một nỗ lực thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật dù là một nỗ lực không mấy hiệu quả. Việc miêu tả tâm lí Nguyễn thị tuy mới ở vẻ bề ngoài nhưng lại khá tập trung: “Mỗi khi gặp cảnh mưa đập hoa hạnh, khói ngậm quất vàng thì phu nhân lại quặn đau từng khúc ruột; mỗi khi nghe dế kêu buổi tối, chim hót ban mai, thì phu nhân lại buồn bã não nùng” [57, tr.139]. Như vậy, các phương tiện thể hiện tâm lí nhân vật của văn chương truyền thống đã được tác giả huy động tối đa, từ việc miêu tả sự thay đổi của ngoại hình để làm nổi bật những thay đổi trong tâm trạng đến miêu tả ngoại cảnh để làm nổi bật sự trớ trêu trong hoàn cảnh của nhân vật. Việc để nhân vật viết khá nhiều thơ, nếu khơng muốn nói là rất nhiều, đã giúp tác giả lấp được một khoảng trống trong việc thể hiện tâm trạng người khuê phụ. Các hình ảnh thơ, tứ thơ ở đây khơng có gì mới so với mạch thơ “kh ốn” truyền thống, vẫn là bức tranh bốn mùa, vẫn là hình ảnh Hằng Nga cơ độc, vẫn là sự tiếp nối cảm hứng “Hối giao phu tế mịch phong hầu”… nhưng sự tập trung các tứ thơ, hình ảnh thơ với mật độ cao đã khiến người đọc quên đi sự đơn giản của cốt truyện mà dành sự chú ý vào tài năng của nhân vật và tâm trạng sầu muộn mà tác giả để cho nhân vật gửi gắm đằng sau những dịng thơ đó. Cái chết của Đinh Hồn trên đường đi sứ, vốn là một sự thực, đã khiến suy nghĩ của Nguyễn thị ngày càng mang màu sắc tiêu cực nặng nề hơn, “ngất đi hồi lại đến mấy lần, chỉ muốn chết theo, nhưng người nhà canh giữ rất chặt chẽ nên không làm sao được” [57, tr.146]. Tuy nhiên, sự yếu đuối, bi lụy ấy
là vỏ bọc ngoài của một tính cách mạnh mẽ bên trong khiến đương thời nể phục. Từ ý định “muốn chết theo” khi nghe tin chồng mất tới việc thể hiện ước nguyện “xin dâng tính mệnh nhỏ bé này, may được theo nhau muôn kiếp” trong bài văn tế chồng là một sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng cho hành vi tử tiết của bà. Không phải bà sống trong cảnh đơn độc, khơng có ràng buộc; cũng khơng phải khơng có ai ở bên để khuyên giải, thậm chí lời khun khá thấu tình đạt lí: “Phu nhân ngày thường vốn nổi tiếng là người thông tuệ, sao nay lại cố chấp quá như thế! (…) Huống chi sứ quân đã thỏa chí nguyện “da ngựa bọc thây”, đã hết sức mình vì chức phận, phu nhân hà tất phải gày liễu tàn mai, châu chìm ngọc nát, e rằng đó khơng phải là ý muốn của sứ quân lúc bình sinh vậy” [57, tr.148]. Lời khuyên giải này thể hiện cái nhìn khá duy lí về việc thủ tiết, hay đúng hơn là thái độ của số đông đối với việc thủ tiết, thậm chí cho hành vi thiêng liêng trong mắt nhà nho đó là “vơ ích”. Tuy nhiên, Nguyễn thị lại có lí lẽ của riêng mình. Theo bà, nguyên nhân khiến bà muốn tìm đến cái chết là chuyện “xuân về hoa héo, lịng chết hình cịn” chứ khơng phải là câu chuyện “mua cái tiếng “chặt vai khoét mắt”, kiếm lời khen tiết phụ “nhảy giếng mài trâm”. Dẫu khơng khẳng định nhân vật của mình theo hướng “chặt vai khoét mắt, nhảy giếng mài trâm” nhưng việc tác giả nhắc đến các điển tích này chứng tỏ nhân vật của truyện đã từng được giáo dục hoặc biết đến các khn mẫu, tiêu chuẩn đó và việc có thừa nhận mình chịu ảnh hưởng hay khơng chỉ là câu chuyện ngôn từ. Việc Đồn Thị Điểm “hỗn binh”, để cho người nhà “không dám rời bà một khắc nào”, làm chậm lại việc tự tận của nhân vật cũng là một cách để có dịp miêu tả tâm lí của con người “ngồi một mình” (điều sau này sẽ được thể hiện rất nhiều trong
Truyện Kiều): “Khi ấy là cuối thu, gió vàng ào ạt như sắt lanh canh, sâu tường rỉ rả,
tiếng đập vải lạnh lùng làm não lòng nàng chinh phụ đất Lương, trăng sáng soi nước mắt Vương sinh, mắt thấy lịng cảm, khơng cảnh nào không khêu gợi mối sầu” dẫn đến giấc mơ hội ngộ với Đinh Hồn và “từ đó phu nhân càng quyết chí lìa bỏ cõi đời” [57, tr.149]. Ai cũng hiểu những giấc mơ của nhân vật chính là một phần suy nghĩ của chính họ. Khơng phải bà được hồn ơng về gọi mà là bà muốn đi theo ơng nên chí hướng đã chuyển hóa thành giấc mơ và sau đó giấc mơ lại trở thành động
lực cho quyết định tuẫn tiết của bà. Đó chính là việc nhân vật đi tìm sự ủng hộ cho quyết định tuẫn tiết của mình từ trong vơ thức. Đến ngày giỗ đầu của Đinh Hồn, chiếc áo là ơng tặng bà ngày trước đã được bà xé ra để tự ải. “Việc tâu lên, triều đình đặc ban cho lập đền thờ, trước cửa có cột treo cờ, ngạch cửa viết năm chữ vàng “Trinh liệt phu nhân từ”, cấp cho ruộng thờ để tứ thời cúng tế. Người làng có việc cầu đảo, đều rất linh ứng” [57, tr.149].
An Ấp liệt nữ lục là một truyện trong Truyền kì tân phả nhưng có kết cấu
chính giống như một bản thần phả, mở đầu bằng thời gian diễn ra câu chuyện và có nhắc đến yếu tố “linh ứng” của ngôi đền thờ liệt nữ Nguyễn thị. Việc tác giả nêu rõ thời gian và địa điểm theo lối “Hoàng triều ta, trong khoảng niên hiệu Vĩnh Thịnh [1705 - 1719] có một vị tiến sĩ trẻ tuổi, họ Đinh tên Hoàn, tự đặt hiệu là Mặc Trai, người An Ấp, Nghệ An” khiến người đọc “chủ quan” và bớt phán xét hơn trước các tình tiết li kì, khiến họ dễ tin câu chuyện tác giả kể ra là có thực. Sự kiện Hà sinh đề thơ trên tường đền thờ và được Nguyễn thị báo mộng “nhắc nhở” chính là phần tác giả sáng tạo thêm so với mơ hình thần phả, liệt truyện. Việc Hà sinh “phản biện” về sự nghiệp của Đinh Hồn “Bình tích hn danh hà xứ kiến, Trung hồn lạc đắc phối
giai nhân” (Công nghiệp bình sinh đâu chốn thấy, Hồn trung được phối với giai
nhân) giúp cho Nguyễn thị cả khi chết rồi vẫn cịn có dịp thể hiện sự trước sau như một với chồng và truyện kết thúc bằng bài thơ tạ lỗi của thư sinh họ Hà với vong hồn liệt nữ Nguyễn thị. Giống như trường hợp Bích Châu và Lê Thánh Tơng, giấc mơ của Hà sinh cũng chỉ là định hướng của một vô thức đàn ông trong xã hội nam quyền. Trong xã hội đó, nam giới đặt định ra các chuẩn mực dành cho phụ nữ, muốn phụ nữ tuân thủ một cách nghiêm cẩn. Việc phụ nữ tuân thủ các chuẩn mực của Nho giáo do nam giới đề ra đảm bảo cho quyền uy của người đàn ông nên Hà sinh từ trong vô thức cảm thấy bài thơ của mình (đặc biệt là hai câu cuối) có giọng khinh bạc và thấy cần phải sửa chữa. Bài thơ của Hà sinh ở cuối truyện, khen Đinh Hoàn là “trung”, Nguyễn thị là “nghĩa”34 khiến kết truyện hơi hẫng nhưng về mặt