ngõ hẻm, những trinh phụ, liệt nữ trọng nghĩa không chịu ơ nhục, chống giặc đến chết, chính tơi biết được có hơn chục người” [183, tr.116 - 117]. Ở đây, đằng sau câu chuyện trinh liệt là yếu tố dân tộc cho nên nhân vật liệt nữ của giai đoạn này thể hiện tính thời sự rất đậm. Thêm nữa, hành vi tiết liệt của bà mẹ Nguyễn Cao xảy ra trong khoảng năm 1830, như trên đã thống kê, mốc thời gian sau khi Minh Mạng lên ngôi khoảng 10 năm và việc nêu khen trinh tiết được đánh dấu một cách mạnh mẽ để rồi sau này có lúc nhà Nguyễn đã phải “chuẩn hóa” việc ban khen như một cách hãm phanh “phong trào” đó, chủ yếu là vì lí do kinh tế. Quy định về tiêu chuẩn nêu khen chứng tỏ việc nêu khen đã tạo ra một hiệu ứng, hay hơn nữa là một sự hưởng ứng trước tiên là về mặt lượng, sau đó là đến mặt chất, khiến những tấm gương liệt nữ đã từng được nêu khen trở nên nhạt nhịa, phải có những tiêu chuẩn mới cao hơn để lấy làm mục tiêu cho danh hiệu này. Ở một phương diện khác, việc làm này có thể là một minh chứng cho thấy triều đình bắt đầu thấy mệt mỏi, có thể là nhàm chán với cơng việc đó, và muốn tạo ra những cái cớ để bớt đi những việc phải làm. Việc mẹ Nguyễn Cao khơng được các sử liệu chính thống ghi lại là một chi tiết đáng lưu ý.
Giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, vấn đề chọn đường, chọn lập trường cho từng cá nhân và cho cả dân tộc, đặc biệt là cho từng cá nhân là vấn đề gây ra nhiều giằng xé và day dứt. Cho đến cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Khuyến, nhà thơ ăn lương của triều đình để ẩn dật giữa bối cảnh làng quê đã xuất hiện những “pháp mật”, “phú phiền” cũng từng băn khoăn về vấn đề này. Ơng dùng nhiều hình tượng để tỏ chí, để tự nhạo mình như Ơng phỗng đá, Tiến sĩ giấy, Anh giả điếc nhưng trong đó có khơng ít bài thơ dùng hình tượng người tiết phụ để kí thác tâm trạng như Lời gái
góa, Mẹ Mốc, có lẽ vì vậy mà Biện Minh Điền đã cho rằng trong thơ Nguyễn
Khuyến “hình tượng nhà nho vì nghĩa - hình tượng xúc động nhất một thời sẽ nhường chỗ cho hình tượng nhà nho giữ tiết” [39, tr.85]. Qua các nhân vật, hình tượng tiết phụ này, Nguyễn Khuyến đã thể hiện một cái nhìn duy lí về thời cuộc, về chỗ đứng của nhà nho lúc chợ chiều. Hình ảnh mẹ Mốc “Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết - Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ - Đắp tai,
ngoảnh mặt làm ngơ - Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây” [42, tr.393] có một sự tương thơng với "anh giả điếc" trong thơ ông. Như vậy, điều bài thơ hướng tới là một thái độ chính trị hơn là một lựa chọn đạo đức. Trong thực tế, Nguyễn Khuyến viết về nhiều vai “nữ lệch” [177, tr.258] như Tư Hồng, đĩ cầu Nôm, Hậu Cẩm… nhưng số chân dung ít ỏi các tiết phụ cũng giúp ơng bày tỏ được phần nào chính kiến của mình. Sự chọn lựa, dùng dằng giữa các ngả rẽ dù rằng biết trước “Nhược vi
thảng thốt lâm nghi dị, Đáo đắc thoan tuần biện diệc nan” chứng tỏ sự duy lí ám
ảnh ơng đến thế nào trong các cách thế ứng xử trước thời cuộc. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến không phải là người duy nhất mượn các biến thể của kiểu nhân cách liệt nữ để bày tỏ chí mình. Bùi Dương Lịch (1757 - 1828) từng làm bài Phu phụ thạch (Đá
vợ chồng) chứng tỏ lịng mình vẫn hướng về nhà Lê dù ơng bị chế giễu là “Lê triều
cử Tiến sĩ - Tây ngụy nhập hàn lâm - Bản triều vi đốc học - Dữ thế cộng phù trầm”. Trong những ngày đầu thực dân Pháp đánh chiếm Nam bộ, cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị (1830 - 1910) (và các nhà nho cùng chí hướng) với Tôn Thọ Tường (1825 - 1877) là một trường hợp như thế. Mượn đề tài Tôn phu nhân quy Thục, Tơn Thọ Tường tự nhận mình đã “vẹn chữ tịng”, “rạng tiết gái Giang Đơng” trên cơ sở quan niệm “Thà mất lòng anh đặng bụng chồng” [183, tr.80] nhưng Phan Văn Trị đã “nhắc nhở” để Tôn Thọ Tường khơng qn danh phận, thậm chí là “giới tính” của Tường khi kết lại bài thơ họa:
Anh hỡi Tơn Quyền anh có biết,
Trai ngay thờ chúa, gái thờ chồng [183, tr.74].
Phan Văn Trị đã giải quyết vấn đề một cách thấu đáo. Nếu như Tơn Thọ Tường định lập lờ mượn hình tượng Tơn phu nhân đời Hán bên Trung Quốc để né tránh chữ Trung thì Cử Trị đã nhắc lại vấn đề đó cho Tơn Thọ Tường khơng thể tránh né được nữa. Ở đây, vấn đề Trung đã được đặt lên trước Trinh khiến Tôn Thọ Tường đuối lí để rồi rút lui khỏi cuộc bút chiến bằng cách viết Lão kĩ quy y (Đĩ già
đi tu). Không phải tự dưng mà các chủ đề Tôn Thọ Tường lựa chọn (Tôn phu nhân quy Thục, Từ Thứ quy Tào) đều mang ý nghĩa thời sự với một tinh thần duy lí rất
một vấn đề cốt tử của mỗi cá nhân và cả dân tộc trong thời điểm đó. Cũng trong giai đoạn này, Thúy Kiều của Nguyễn Du cịn trở thành bình phong cho những người như Tôn Thọ Tường cảm khái thời thế, biện bạch cho bản thân và đổ lỗi cho thời cuộc, cho hồn cảnh:
Chữ hiếu ít nhiều trời đất biết, Mảnh tình nặng nhẹ chị em chung. Soi gương kim cổ thương mà trách,
Chẳng trách chi Kiều trách Hóa cơng [45, tr.36].
Khi “trách Hóa cơng” là người trách đã nhấn mạnh yếu tố hoàn cảnh, thậm chí siêu hình hơn là số phận, làm nhạt đi phương diện bản lĩnh của nhân vật. Như vậy cảm hứng treo gương liệt nữ của nhân vật đến đây đã bị yếu tố thời sự làm mờ đi72. Cũng với sự ảnh hưởng của tình hình thời sự đấu tranh giữa chủ chiến với chủ hịa mà Nguyễn Xn Ơn, một người đã từng “làm nổi rõ danh thơm của những bậc trung thần liệt phụ” [218, tr.306] - như nhận xét của Trần Quang Diệm - khi viết
Độc Thúy Kiều truyện cảm tác đã kết lại bằng sự bất bình về việc: Vãn tiết độc tồn trinh bạch tháo,
Hối giao phu tế tác hàng đầu.
(Xuân tàn rồi còn giữ được tiết tháo trắng trong,
Chỉ hối hận đã khuyên chồng bó thân cởi giáp) [218, tr.233 - 234].
Trước yêu cầu của tính thời sự, việc phê phán Thúy Kiều (Truyện Kiều) theo hướng đạo đức trinh liệt, tà dâm “ngủ đông” một thời gian, nhường chỗ cho những cảm hứng mang màu sắc chính trị để rồi lại xuất hiện ồ ạt trên văn đàn vào đầu thế kỉ XX. Song hành với đó là cảm hứng lên án Kiều về mặt đạo lí, nữ hạnh sẽ lên cao hơn. Các nhà nho đầu thế kỉ XX như Huỳnh Thúc Kháng, không chỉ mắng Kiều là “tà dâm” mà còn gọi Kiều bằng tên nghề nghiệp thời lưu lạc của nàng một cách