niệm thẩm mĩ của Nguyễn Du48. Dù vậy những phản ứng của giới bạn đọc tinh hoa đã nói lên tính hai mặt của cơng chúng văn học giai đoạn này. Có thể hùa theo Minh Mạng, Tự Đức hoặc ra vẻ ngông nghênh, khác người nhưng về cơ bản họ đều tin vào điều mình nói.
3.3.2. Vưu vật khuynh quốc với kết cục tiết liệt ngoài dự kiến của nhà nho: Trường hợp Đặng Thị Huệ trong "Hồng Lê nhất thống chí" Trường hợp Đặng Thị Huệ trong "Hồng Lê nhất thống chí"
Nhìn lại việc đánh giá nữ hạnh của nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du, chúng ta dễ liên tưởng đến nhân vật Đặng Thị Huệ trong Hồng Lê
nhất thống chí. Nếu coi đây là một tác phẩm được viết bởi các thế hệ khác nhau
trong Ngô gia văn phái từ quãng 1787 đến 1861, có thể đốn định phần viết về Đặng Thị Huệ được hoàn thành trong khoảng cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, sát ngay với những biến cố liên quan tới nhân vật. Với một thái độ miêu tả “khách quan, không vồ vập một ai mà ngụ ý khen chê rất rõ” [168, tr.366], tác giả Hồng Lê nhất
thống chí đã bắt đầu bằng sự kiện “Đặng Tuyên phi được yêu dấu đứng đầu hậu
cung” để mở ra những xung đột chính trị cung đình và biến động của xã hội Việt Nam thời đó.
Dưới ngịi bút của Ngơ gia văn phái, Đặng Thị Huệ xuất hiện trong hồn cảnh ít tạo được thiện cảm với người đọc đương thời, nếu khơng muốn nói là ác cảm, bởi chính nhan sắc và con đường thăng tiến của mình. Trong một xã hội coi mĩ nhân là của cấm, là điềm gở, hẳn Đặng Thị Huệ không được các nhà đạo đức (giả hiệu và chính hiệu) hoan nghênh bởi ngoại hình của Thị Huệ khơng phải một thứ dung nghi đoan chính mà là kiểu ngoại hình dễ gợi lên cảm xúc giới tính của người khác phái, ở đây là Tĩnh vương Trịnh Sâm: “Ả họ Đặng này, quê ở làng Phù Đổng, mắt phượng mày ngài, vẻ người mười phần xinh đẹp. Chúa nom thấy rất bằng lòng, bèn tư thông với ả” [123, tr.12]49. Phạm Tú Châu từng cho rằng: “Miêu tả sinh động