giữ tiết, không chịu để cho kẻ cường bạo làm nhơ nhuốc được, sự trạng đích xác, có thương tích làm bằng chứng, khơng kể có chết hay khơng” [152, tr.1019]. Như vậy, “trinh nữ” khơng chỉ có ý nghĩa sinh học mà cịn có ý nghĩa đạo đức.
sửa sang mồ mả của tiên hiền, trung thần, nghĩa sĩ, tiết phụ vào năm 1860; đổi lại lệ nêu thưởng thọ quan, thọ dân, nghĩa phu, tiết phụ, trinh nữ… vào năm 1866 và việc này còn được định lại vào các năm 1876, 1893, trong đó đến năm 1893 mức thưởng bị giảm đi một nửa và đến tận năm 1900, việc xếp hạng “ưu, bình, thứ” của tiết phụ mới chính thức được ghi trên biển nêu khen. Sau khi Đại Nam đồng văn nhật báo ra đời tại Hà Nội (1891), Thành Thái đã chuẩn theo đề nghị của Thống sứ Bắc Kì Chavassieux cho các tỉnh chuyển giao truyện về con hiếu, cháu hiền, nghĩa phu, tiết phụ, danh nho, nghĩa sĩ về để in lên báo. Chính quan điểm và hành xử đó là “hậu phương lớn” cho những sáng tác văn học về người liệt nữ. Dòng thơ vịnh liệt nữ triều Nguyễn do đó mà thêm phần phồn thịnh. Việc những liệt nữ được các văn nhân đua nhau làm thơ đề vịnh như trường hợp tiết phụ ở tỉnh Hà Nội là “Nguyễn Thị Hai, chồng chết, liều bỏ đời sống, hoàn toàn tiết nghĩa” [153, tr.383] có lẽ khơng phải là hiếm khi đó. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, cùng với sự phát triển của thương mại từ nửa sau thế kỉ XVIII, sự phát triển của đơ thị về phía hiện đại, sự xâm lược của thực dân Pháp,... Nho giáo đã dần trở nên thất thế, mất giá trong một thế kỉ mà triều đại cầm quyền chủ động trong việc chấn hưng học thuyết này hơn bao giờ hết.
Trong Đại Nam thực lục, từ sự kiện biểu dương Nguyễn Thị Kim (1804) đến kết thúc Đại Nam thực lục - Chính biên Đệ thất kỉ dừng lại ở năm 1925, trong vòng 120 năm, nhà Nguyễn đã nêu khen khoảng 310 tiết phụ liệt nữ, (khơng tính những người “sự trạng tầm thường” hay truy nêu thời trước - Phan Thị Thuấn, hoặc các cơng chúa hồng tộc - Ngọc Toàn, Ngọc Tú, Long Thành). Các đợt nêu khen mang tính tập trung là các năm: 1830 (20 người), 1858 (18 người), 1859 (10 người), 1869 (14 người), 1870 (27 người), 1880 (21 người), 1897 (35 người), 1917 (39 người), 1922 (13 người). Song song với Đại Nam thực lục, cả Đại Nam nhất thống chí có
tới 108 người được nêu khen. Nếu kể cả vợ Nguyễn Ái (con dâu của tiết phụ Phan Thị Xuyên người Ninh Bình) nữa là 109 người. Trong đó những người của triều đại trước gồm triều Lí (1 người), Trần (2 người) và triều Lê (18 người), cịn 2 người khơng ghi niên đại. Số người được xếp vào danh sách liệt nữ đời Nguyễn là 87/109
(79.8%), trong đó trừ 6 người khơng có hành vi được nêu khen liên quan đến trinh tiết thì tỉ lệ là 81/87 (93.1%) khá giống với tỉ lệ của Đại Nam liệt truyện. Như vậy, để được ghi vào sử sách (nơi tập trung những phụ nữ chuẩn mực của thời đại) thì trinh tiết là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Liệt nữ truyện 列女傳 (Đại Nam liệt truyện) kể lại chuyện của 57 người trong đó có 3 người vì hiếu nghĩa mà được chép, cịn lại là 9 người tự tử nhưng bất thành do có người phát hiện cứu sống. Số tỉnh có liệt nữ (trinh tiết) trước đời Nguyễn là 9 (Thừa Thiên, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây). Số tỉnh có liệt nữ là 21 trong đó Hà Tiên, Định Tường chỉ có 1, Lạng Sơn, Vĩnh Long, An Giang chỉ có 2. Các tỉnh khơng có liệt nữ chiếm 9 trong số 30 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Yên, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Cao Bằng). Ở trường hợp này, có thể các tỉnh đó khơng có liệt nữ thực hoặc có mà khơng được “phát hiện” ra hay đề đạt lên trên. Số người tự tử thành cơng (do khơng có ai ngăn cản hoặc khơng ai ngăn cản nổi) hoặc vì chống cự kẻ hãm hiếp mà chết là 14 người11. Như vậy, số “liệt nữ chuẩn” là 23.7% nhưng số truyện liên quan đến vấn đề trinh tiết chiếm 93.2% (55/59), nên dễ hiểu vì sao Liệt nữ truyện 列女傳thường bị nhầm thành Liệt nữ truyện 烈女傳 bên cạnh sự xuất nhập của hai chữ Hán đồng âm.
Trong việc thủ tiết của các tiết phụ, liệt nữ nói riêng, nhà Nguyễn cũng có một cái nhìn khá linh động, khơng phải là duy ý chí hồn tồn. Triều Nguyễn hiểu rõ mối quan hệ giữa “hằng sản” và “hằng tâm”, hiểu câu chuyện kinh tế liên quan chặt chẽ với việc giữ gìn tiết hạnh nên đã ban “ruộng khuyến tiết” cho tiết phụ, giống như “tiền dưỡng liêm” đối với quan lại. Trong ân chiếu các năm 1830, 1837, triều đình cũng nêu rõ nhiệm vụ của Sở Dưỡng tế, Nhà Dưỡng tế là chăm lo đời sống vật chất cho những người quan, quả, cô, độc “chớ để cho họ phải phiêu lưu”
11 Nguyễn Thị Kim, Thị Tính, Hồng Thị Trúc, Nguyễn Thị Nương, Nguyễn Thị Liệu, Bùi Thị Tâm, Dương Thị Việt, Đồn Thị Quang, Ngơ Thị Khách, Phạm tiết phụ, Lê thị, Vũ thị, Nguyễn thị, Tâm, Dương Thị Việt, Đồn Thị Quang, Ngơ Thị Khách, Phạm tiết phụ, Lê thị, Vũ thị, Nguyễn thị, Đào Thị Hiển.
[148, tr.5 - 6] hay “không để cho đến nỗi mất nhờ” [150, tr.5 - 6]12. Cũng dưới triều Nguyễn, sự “linh động” trong ban phát danh hiệu đã khơng ít lần được chính các vua Nguyễn nói ra trong đó có nhìn nhận đến sự khác biệt mang tính lịch sử giữa các vùng miền. Năm 1829, khi nêu khen liệt nữ Dương Thị Ư người Gia Định để “khuyến khích người trinh tiết trong thiên hạ”, Minh Mạng không quên nhắc nhở rằng: “Phụ nữ Gia Định vốn phần nhiều dâm đãng, lấy việc này để khuyến khích phong tục cũng là nên, hạt khác thì chưa đáng đâu” [147, tr.915 - 916]. Đến năm 1835, sau khi than thở về dân tục ở Nam Kì đi xuống do “di sản cai trị” của Hoàng Cơng Lí, Lê Văn Duyệt13, Minh Mạng đã nói rõ lí do khiến mình “tâm huyết” với vấn đề đó là “đối với dân Nam Kỳ, trẫm yêu tha thiết và mong sâu sắc, nên khơng ngại nói nhiều” [149, tr.745]. Khơng chỉ “thiên vị” cho Nam Kì, triều đình cịn “ưu ái” cho đất kinh kì Thừa Thiên. Năm 1888, khi chép về việc nêu khen tiết phụ Nguyễn Thị Thừa ở Thừa Thiên được hạng bình, sử thần khơng nói rõ hành vi, sự trạng của tiết phụ này mà chỉ chép lại ý kiến của vua Đồng Khánh cho rằng “hạt Thừa Thiên, gần gũi nơi đức chính trong sáng, có người trọn vẹn tiết nghĩa như thế, gia ân thưởng cho 1 súc lụa dày để tỏ khuyến khích” [154, tr.437]. Ở đây sử sách chỉ ghi về việc “gia ân” trong ban thưởng về mặt vật chất nhưng cũng dễ dẫn đến suy diễn rằng có việc “ưu ái” trong phong tặng danh hiệu. Như vậy, việc nhà Nguyễn nới tay trong phong tặng cho một số liệt nữ, tiết phụ ở Nam Kì và Thừa Thiên cũng góp phần tạo ra một lượng “Trại liệt nữ” bất thành văn nhất định, thậm chí “Trại liệt nữ” ngay giữa kinh kì. Điều này chứng tỏ, dưới triều Nguyễn, đất căn bản (Nam Kì) và kinh kì (Thừa Thiên) khơng “đua” được với các địa phương khác về phong hóa và câu chuyện “màu cờ sắc áo” giữa các địa phương, vùng miền là có thật. Trong số 87 tiết phụ, liệt nữ đời Nguyễn được ghi trong Đại Nam nhất thống
chí, số tiết phụ, liệt nữ Thừa Thiên chỉ có 5 người. Con số này là khơng nhỏ nếu so
với các tỉnh khơng có hoặc chỉ có 1 - 2 tiết phụ, liệt nữ được nêu tên nhưng lại