được nêu khen, trong khi đó, số được tinh tuyển trong Đại Nam liệt truyện chỉ có 59 người, đương nhiên họ thuộc diện được nêu khen, có điều Đại Nam liệt truyện đã bỏ qua chi tiết ấy.
định, đánh dấu sự xuất hiện của người kể truyện. Thêm nữa, ngoài việc đánh dấu “gương mặt kẻ khác”, những lời bình này sẽ mang lại vinh quang cho nhân vật, những nhân vật nằm trên đường biên của sử học và văn học nhưng vẫn nghiêng về phía sử học nhiều hơn. Điều những lời bình này hướng tới là vai trị xã hội của nhân vật, khen họ là “trinh tiết”, “tiết tháo”, “hiền”, “nghiêm mẫu”, “hiền phụ”… đã bỏ qua con người cá nhân, con người riêng tư trong bản thân họ, chỉ khai thác khía cạnh chức năng, phận vị, coi họ là con người của đạo lí luân thường.
Như một lực lượng tiên phong của văn học chức năng, văn chương giáo huấn,
Liệt nữ truyện 列女傳 (Đại Nam liệt truyện) đã mở đường cho những làn sóng
đương thời và kế tiếp trong mạch nguồn những sáng tác về liệt nữ. Cho đến năm 1897, triều đình cịn có cơ hội ban thưởng cho 38 tiết phụ của chỉ riêng một huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) và ban thưởng cho Phạm Đình Tối (1817 - 1901) vì “Đình Tối ngày thường thích làm việc phúc đức, khắc in sách dạy làm điều thiện, diễn dịch ca từ để tiện cho người mới học (như các sách Hiếu kinh, Luận ngữ chính văn
tiểu đối, Đại Nam quốc sử diễn ca và Giác thế kinh, Phản tính đồ), lại biên tập truyện tiết phụ ở một huyện, tuy là hiếu sự nhưng cũng có quan hệ với phong hóa (…)” [157, tr.301 - 302]. Nếu như không đề ra tiêu chuẩn quá cao, ở Việt Nam cũng có hẳn một hệ thống truyện về liệt nữ trong suốt sáu thế kỉ, trong đó, tự thế kỉ XIX đã tạo nên tính hệ thống của nó từ Đại Nam thực lục sang Đại Nam nhất thống chí
và Đại Nam liệt truyện rồi đến một loạt các truyện nhỏ lẻ, phân tán đương thời.
Mạch liệt nữ truyện này được mở ra và nối dài trong các truyện Nôm, cả truyện Nôm tài tử giai nhân và truyện Nơm bình dân, trong đó rất nhiều truyện đều xuất hiện một nhân vật nữ mang dáng dấp liệt nữ hoặc dám hi sinh tính mạng để bảo tồn tiết nghĩa, hi sinh một cách dứt khốt, quyết liệt đến bạo liệt, chứ khơng băn khoăn, suy tính như Thuý Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Trong Nhị độ mai, tác phẩm “ra đời vào nửa đầu thế kỉ XIX sau Truyện Kiều và trước truyện Lục Vân Tiên” [47, tr.5], nhân vật Hạnh Nguyên cũng vì chữ Trinh mà đã gác chữ Trung
(xơ cứng không kém) sang một bên. Sau này, đến Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình
độ mai) cũng là một mẫu hình đi từ trinh nữ đến tiết phụ rồi liệt nữ khá chuẩn mực,
đủ để cho tác giả gửi gắm mệnh đề “Trai thời trung hiếu làm đầu, - Gái thời tiết hạnh là câu trau mình” [46, tr.31 - 32]. Khi bị cướp, nàng ứng xử như một trinh nữ, khơng lo sợ cho tính mạng mà lo sợ việc “Lâm nguy chẳng gặp giải nguy, - Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi” [46, tr.48]. Khi nghe tin Vân Tiên chết, nàng ứng xử như một tiết phụ (Xin thờ bức tượng trọn đời thời thôi) và khi bị ép đi cống Phiên vương, nàng ứng xử như một liệt nữ. Hành vi tiết liệt của Kiều Nguyệt Nga là sản phẩm của sự giáo dục, của lịch sử, của kí ức cộng đồng bởi trước khi đi đến quyết định đó nàng đã nghĩ đến cả Vương Chiêu Quân và Hạnh Nguyên. Đoạn thơ “kinh điển” trong Lục Vân Tiên miêu tả cảnh Kiều Nguyệt Nga nhảy xuống sông tự tử58
đã gây ấn tượng mạnh cho độc giả dẫu sau này Nguyệt Nga biết rằng làm vậy là trái mệnh vua, phải nhờ Vân Tiên về “tạ tội” trước rồi nàng mới dám trở về. Sự quyết liệt của Nguyệt Nga khiến một số nhà nghiên cứu không ngần ngại xếp Nguyệt Nga vào hàng “liệt nữ” nhưng vẫn cho rằng Nguyễn Đình Chiểu “đã cho con thuyền nghệ thuật của mình chở có phần q tải những ngun lí đạo đức. Một số nhân vật đã nhân danh đạo đức, có khi đến đức độ cực đoan” [223, tr.382]. Có lẽ Kiều Nguyệt Nga là một sự phản ứng của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nhân vật như Thúy Kiều xuất hiện trước đó. Sự quyết đốn của Nguyệt Nga cũng là sự quyết đoán của các liệt nữ trong Đại Nam liệt truyện, là hành động đi cùng niềm tin như một thứ bản năng khơng cần biện giải. Chính vì thế nên trong Lục Vân Tiên các
nhân vật nam (về cơ bản) cũng chia làm hai nhóm: Một nhóm phản diện có Bùi Kiệm “máu dê”, Đặng Sinh con quan huyện “thấy con gái đẹp cưỡng gian khơng nghì”, Võ Công định làm mối Thể Loan cho Tử Trực… và một bên là Vân Tiên “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái, ta là phận trai” [46, tr.46], là Hớn Minh vật Đặng sinh xuống đất “bẻ đi một giò”, là Tử Trực sẵn sàng từ chối Thể Loan và mắng Võ Công bội bạc59… Cũng phải nói thêm rằng, Nguyễn Đình Chiểu
58 “Vân Tiên anh hỡi có hay, - Thiếp nguyền một tấm lịng ngay với chàng. - Than rồi lấy tượng vai mang, - Nhắm dòng nước chảy vội vàng chảy ngay” [46, tr.156]. mang, - Nhắm dòng nước chảy vội vàng chảy ngay” [46, tr.156].