liệt nhiều khi được thể hiện một cách cực đoan, quá đà. Ngay khi triều Nguyễn chưa lập, việc Võ Tánh nối bước Ngơ Tịng Chu chết với thành Bình Định năm 1801 đã mang tinh thần “cạnh tranh” rất cao17. Cũng trong thời Nguyễn, việc thủ tiết trở thành truyền thống của nhiều gia đình như “một nhà tiết phụ” ở Thừa Thiên (Phan Thị Toản và Nguyễn Thị Cận - 1856) hay “2 tiết phụ trong một nhà ở tỉnh Hưng Hoá” (Lê Thị Huyên và Trần Thị Ốc - 1858), thậm chí việc thủ tiết, tuẫn tiết của nhiều tiết phụ, liệt nữ còn “vượt chỉ tiêu” như trường hợp Ngô Thị Khách “gieo mình xuống giếng chết” (1858), Nguyễn Thị Điển “cắn lưỡi bóp cổ chết” (1860) khiến triều đình phải băn khoăn vì “việc này chưa có lệ nêu thưởng” [152, tr.559] hay “việc ấy chưa có định lệ” [152, tr.696]. Việc đặt ra chuẩn trong nêu khen là tạo điều kiện cho những người quyết tâm vượt chuẩn, thậm chí làm khác chuẩn. Quy định về sự trạng xuất sắc như nhảy xuống sơng, thắt cổ, kht mắt, gọt đầu,… có thể có xuất phát từ các mẫu hình Trung Quốc nhưng về cơ bản đã được đáp ứng ngay tại Việt Nam. Trong thực tế, lịch sử nhà Nguyễn và các triều trước như triều Lê vẫn coi trọng người đàn ơng kiểm sốt được bản thân trước vấn đề thân xác như việc Minh Mạng làm bài thơ Vân Trường chúc khắc vào biển vàng, sai quan đem
treo ở đền thờ Quan cơng (1832) hay việc triều đình chiểu cho quan lại Nghệ An được giữ nguyên đền thờ Quan Công (1842)...18 Câu chuyện về Doãn Bạt trong Vũ
trung tùy bút (Phạm Đình Hổ) dùng cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình
trong quan hệ nam nữ cũng nằm trong dịng mạch đó. Tuy nhiên, nếu như trong Liệt
nữ truyện của Lưu Hướng có cả Nghiệt bế truyện đối trọng với Trinh thuận truyện
thì Liệt nữ truyện (Đại Nam liệt truyện) chỉ có những tấm gương “tốt toàn diện”
theo mơ hình của Liệt nữ truyện đời Tống (Trung Quốc). Ở đó khơng có chỗ cho
kiểu nhân vật Bà Chúa ngựa (Vũ trung tùy bút) dù chỉ là để làm nền, khiến lịch sử