họ tồn tại như những biểu tượng của nhân cách chứ khơng cịn là những con người cụ thể được đặt trong quan hệ với nhân quần.
chạ lại khi đứng ngồi” nhưng được sử thần “quyết” ngay cho một câu rằng “chưa kịp về nhà chồng nhưng tình đã in sâu” [144, tr.474]. Đây là phán xét của một người đã nắm rõ được kết cục của câu chuyện (Đào Thị Hiển treo cổ khơng thành sau khóc đến thổ huyết mà chết) nên đánh giá và suy đoán nương theo kết cục của truyện. Thực tế, việc làm và suy nghĩ của các liệt nữ nói chung cũng như Đào Thị Hiển nói riêng giống với việc thực hành một tín điều tơn giáo, chỉ có niềm tin chồng lên niềm tin, không chấp nhận đối thoại và cũng không cần tranh biện. Họ định nghĩa mình bằng hành động, lưu danh bằng hành động. Trong số họ, mỗi người một vẻ, người thì “uống thuốc độc chết” [142, tr.516] như Nguyễn Thị Kim; người thì “bí mật vào trong phòng thắt cổ chết” [144, tr. 464] như Nguyễn Thị Bình, “đêm khuya lẻn ra ngồi vườn gieo mình xuống giếng chết” [144, tr.467] như Ngơ Thị Khách… ngồi ra là những người vì chống cự kẻ cưỡng hiếp hay cường bạo mà bị hại đến chết như Hoàng Thị Trúc, Nguyễn Thị Nương,… Trong thực tế, có nhiều người có thể chỉ dừng lại ở mơ hình tiết phụ ở vậy thủ tiết nhưng hồn cảnh đã buộc họ trở thành liệt nữ như Đoàn Thị Quang “năm 17 tuổi lấy chồng, được 1 năm chồng chết khơng có con, cha mẹ thương muốn ép cải giá, thị tự tử chết” [144, tr.465] hay Lê thị (Thanh Hóa) “có người tỏ ý kiến dỗ đi cải giá, thị chống cự dữ, nhân đốt đồ mã xong, tới mộ khóc lóc 3 hơm, trở về tự vẫn ở trong buồng” [144, tr.470]... Nếu những người xung quanh không “ép cải giá” hay “dỗ đi cải giá”… thì chưa chắc đã dồn họ đến chỗ phải chứng minh sự trinh liệt của mình một cách cực đoan như vậy và biết đâu đã có thể giúp họ duy trì mạng sống, dẫu cho họ sống cũng như những chiếc bóng câm lặng56. Hành vi của họ tập trung trong Đại Nam liệt truyện dễ tạo ra một cảm giác nhàm chán vì lặp lại với tần suất cao nhưng ở
từng trường hợp cụ thể nó lại khiến người đương thời phải kinh sợ như hành vi của Lê thị (Thanh Hóa) khiến “nhà chồng kinh sợ thở than” [144, tr.470], Phạm tiết phụ (Nam Định) khiến “cả nhà sợ hãi than thở” [144, tr.469] hay đơn giản chỉ là “người không dám phạm, tuổi già được trọn tiết” [144, tr.464 - 465] như Lê Thị Nhuận…