vẻn vẹn như xưa chẳng dời” [205, tr.115 - 116] cùng với việc “Khăng khăng nàng quyết một lòng, - Cầm dao lá trúc xuyên thông ngang hầu” là sản phẩm của một tư duy duy ý chí và vượt khỏi ngưỡng tâm lí của người đọc thơng thường, mang màu sắc tỏ chí rất rõ. Kết thúc truyện Phạm Tải - Ngọc Hoa (Trang vương bị bỏ vạc dầu, Phạm Tải và Ngọc Hoa được cải tử hoàn sinh, Phạm Tải lên làm vua Chu quốc) mang dấu ấn cổ tích rất rõ, khơng chỉ là phần thưởng cho nhân vật trong truyện mà còn là phần thưởng cho người nghe. Cùng với Phạm Tải - Ngọc Hoa, Tống Trân -
Cúc Hoa62 cũng mang màu sắc cổ tích, khác hẳn với những ghi chép tín sử của Đại
Nam liệt truyện dù truyện lấy bối cảnh làng An Cầu, huyện Phù Hoa (nay là xã
Tống Trân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên). Điểm đặc biệt là nhân vật Cúc Hoa mới “mười ba tuổi còn thơ” [205, tr.137] mà suy nghĩ giống như một người trưởng thành. Khi chồng đi sứ mãi không về, Cúc Hoa bị cha ép gả cho một người có thế lực trong làng, nàng đã ứng xử khiến vua Tần phải khen “Trẻ thơ biết đạo tam tòng xưa nay” [205, tr.162]. Cũng trong Tống Trân - Cúc Hoa, việc biện thuyết về vấn đề thủ tiết cũng khá đậm (Cắm sào mà đợi nước sâu, - Hoa tàn nhị rữa còn đâu má hồng). Việc Cúc Hoa nhất quyết “Nhược bằng có thác ta nay theo chồng” [205, tr.175] hay “Để thiếp thác xuống tuyền đài, - Nuôi chàng đi học thi tài âm cung” [205, tr.175] và “Nàng dâu gửi lạy mẹ già, - Để xin thác xuống làm ma theo chồng” [205, tr.176] chứng tỏ nàng đã thuộc về một truyền thống bền vững và lâu dài. Sự xuất hiện của những liệt nữ trong truyện Nôm này chứng tỏ sự chia sẻ của tầng lớp nho sĩ bình dân và người đọc bình dân với đám nho sĩ hiển đạt và đám công chúng tinh hoa trong triều đình. Vấn đề danh phận, thân phận được quy định khá rõ ràng như năm 1866, triều đình quy định nếu như có cùng một sự trạng tiết liệt như nhau thì vợ thứ, vợ lẽ phải hạ xuống một bậc (ưu xuống bình, bình xuống thứ, thứ xuống thưởng 6 lạng bạc và không được xếp hạng). Việc hi sinh nhân cách của đám bình dân cho “danh tiết” của q tộc khơng phải là khơng có. Ngay trong Lục Vân Tiên, nhân vật Sở vương khi biết tình đầu câu chuyện Nguyệt Nga đi cống Phiên đã trách