Kiến của Đặng Thai Mai cho rằng “thời đại Nguyễn Đình Chiểu là thời đại suy đồi của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, thời đại đạo đức lễ giáo bị khinh rẻ” [112, tr.77] chưa hoàn toàn đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 124 - 126)

và các tác giả khác của truyện Nôm phải mượn các môtip dân gian, phải dùng đến phép màu siêu nhiên để cứu sống liệt nữ của mình. Kết thúc có hậu của truyện Nơm dù sao vẫn khơng phải là bản chất của kiểu liệt truyện về liệt nữ, kiểu truyện muốn đẩy nhân vật của mình đến tận cùng những giới hạn của thử thách về tiết hạnh. Nhân vật được thần, Phật cứu sống nên khó thấy được tính bi kịch của hành vi tuẫn tiết, hay tác giả khơng thích kết thúc bi kịch? So với truyện Nơm, Truyền kì mạn lục thực hơn, tiến bộ hơn, cảm xúc mạnh hơn. Đó là điểm khác nhau giữa văn học bác học và văn học chịu ảnh hưởng dân gian, dù đó cũng là cái dân gian vay mượn cảm hứng đô thị từ tiểu thuyết Minh - Thanh.

Trong mạch truyện Nơm có xuất hiện kiểu nhân vật liệt nữ, tiết phụ nối tiếp mạch nguồn của liệt nữ truyện trong Đại Nam liệt truyện, có lẽ Trinh thử là truyện đặc biệt nhất. Đặc biệt vì đây là truyện Nơm khơng q dài, chỉ có bốn nhân vật, thêm nữa lại có rất nhiều đối thoại và vấn đề Trinh được nêu lên ngay trong tiêu đề của truyện. Khi khảo sát, Trần Văn Giáp đã xếp tác phẩm vào nửa sau thế kỉ XIX và coi nó là bản dịch Nơm của Đông Thành trinh thử truyện. Lấy bối cảnh năm Long Khánh đời Trần, cả truyện có 850 câu thì từ câu 39 đến câu 542 (hơn 500 câu) miêu tả cuộc đấu lí giữa Chuột Đực và Chuột Bạch, một tỉ lệ vô cùng cao cho các đối thoại trong một truyện Nôm hơn nữa chỉ là đối thoại của hai nhân vật. Trước kia, có nhà nghiên cứu cho rằng truyện viết ra nhằm “lên án thói gian tà của bọn giàu sang quyền quý trong xã hội phong kiến, và đề cao nhân nghĩa đạo đức, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ” [205, tr.681] nhưng nhìn từ góc độ khác thì đó lại là một tiếng nói của bản năng, của dục vọng, của đời sống vật chất, đời sống thân xác địi đối thoại với đạo lí Nho giáo, dù rằng ở cuối cuộc tranh luận nó vẫn thua tâm phục khẩu phục. Những lí lẽ của Chuột Đực đưa ra không phải là hồn tồn vơ lí. Việc Chuột Bạch tun ngơn “Chữ rằng: “Tịng nhất nhi chung” - Gái hiền thờ chỉ một chồng chẳng hai” và xác định “Phận đành cho ả họ Tào, Mong sân hòe được thanh tao là mừng” [205, tr.686 - 687] chứng tỏ Chuột Bạch đã quyết theo gương tiết liệt của Tào thị thời Tam quốc (Trung Quốc). Chuột Đực nhắc đến những “xuân bất tái lai”, “kinh quyền”, “xử biến”, “ấm no”, “ngọt bùi”… cịn Chuột Bạch

lại nói tới “tịng nhất”, “đạo cả lẽ hằng”, “tạo đoan”, “phong hóa”, “tiết nghì”, Lân

kinh, Mao giản, “sử xanh”, “bia miệng”, “cương thường”, “giới sắc”, “đá vàng”,

“danh tiếng”… Điều đặc biệt nữa trong Trinh thử là tác giả khai thác những khía

cạnh rất đời thường như chuyện ghen tng, lịng tin vào luật nhân quả báo ứng... Không những thế, qua lời Chuột Cái, truyện cịn khai thác câu chuyện sinh lí, bệnh lí và pháp lí, dẫu cho đó là một thứ pháp lí ở cấp độ lệ làng60. Truyện đã đặt ra vấn đề tòng quyền về trinh tiết hay tịng quyền về chính trị nhưng việc xuất hiện kèm những bài thơ Đường luật chứng tỏ nhu cầu ngơn chí của tác giả rất mạnh. Lập luận của Chuột Đực dựa vào kinh nghiệm dân gian, trải nghiệm cá nhân và một chút kiến thức lịch sử (Lã hậu - Tự Cơ) nhưng không mạnh mẽ và ồ ạt bằng lí luận dựa vào kinh điển của Chuột Bạch. Tuy nhiên, theo quan niệm cũ, Chuột Đực không phải là nhân vật phản diện hoàn toàn. Trên một số phương diện, Chuột Đực vẫn được người xưa bênh vực.

Trong mạch truyện Nôm có sự tham gia của kiểu nhân vật tiết phụ liệt nữ, có thể kể đến Phạm Tải - Ngọc Hoa61 và Tống Trân - Cúc Hoa. Bị Trang vương bức ép, Ngọc Hoa đã thể hiện sự tiết liệt của mình một cách mạnh mẽ, nhất quán dẫu nàng vẫn trân trọng những cơ hội sống. Người đọc khó có thể tưởng tượng ra rằng một người con gái “cởi mở” đến mức “Thoắt nằm thì thoắt chiêm bao, - Như chàng hiền sĩ đã vào phòng hương” [205, tr.96] lại là người có những hành vi tiết liệt đến thế sau này. Việc Ngọc Hoa hủy hoại nhan sắc của mình (Tóc mai rủ rối, mực bơi má đào. - Trút hài chân để gói vào, - Áo thì xộc xệch giọt cao giọt dài. - Trút vịng tay, bỏ hoa tai, (…) - Cầm dao rạch mặt máu dòng chảy ngay) [205, tr.104]) hay việc nàng tuyên ngơn “Lấy uy mà ở hiếp lịng, - Thời tơi tự vẫn cam lòng cho phu” [205, tr.114] mang dư âm rất lớn của Đại Nam liệt truyện. Hành động “Ngày ngày ngồi ở bên ngoài, - Đêm thời mở nắp quan tài vào trong. - Đá vàng khăn khắn một lòng, - Cổ tay lại gối đầu chồng như xưa. - Chẳng tanh, chẳng thối, chẳng dơ, - Hãy còn

60 “Chiếu chăn nào có hững hờ, - Mà như voi đói mà vơ dơng dài. - Quen mùi bận khác ăn chơi, - Có ngày cũng được như ai ghẻ tàu. - Bấy giờ khốn đổ cho nhau, - Miệng kềnh gọi chó, tay mau Có ngày cũng được như ai ghẻ tàu. - Bấy giờ khốn đổ cho nhau, - Miệng kềnh gọi chó, tay mau đuổi ruồi. - Ví dù lầm phải vợ ai, - Dịng sơng bè chuối mới hay cho đời” [205, tr.711].

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)