trong thơ viếng Vũ nương của Lê Thánh Tông thế kỉ XV đã nhắc đến “Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng”.
còn ám ảnh các nhân vật như đối với Mị Ê, Lê thái hậu hay Nguyễn thị vợ Ngô Miễn nữa, dù rằng nó khơng phải khơng cịn phảng phất trong câu chuyện Nhị Khanh khuyên chồng cho con tôn phù chính thống. Trong Truyền kì mạn lục, độ
vênh so với sử sách đã được tác giả tạo ra. Nếu như Mị Ê, Lê thái hậu và Nguyễn thị vợ Ngô Miễn gần như thuần túy là nhân vật lịch sử, thì Nhị Khanh, Lệ nương, Vũ nương đều khơng phải là nhân vật lịch sử, ít ra là trong các bộ chính sử cịn lại đến ngày nay, cũng khơng nhắc gì đến miếu thờ Vũ nương dù trong các truyện có gắn nhân vật của mình với những sự kiện, dấu mốc lịch sử (năm Khai Đại nhà Hồ, Trần Thiêm Bình về nước, vua Lê Thái Tổ diệt quân Minh…)31. Điều này càng được khẳng định rõ hơn khi ngay từ thế kỉ XV Lê Thánh Tơng đã có tới 2 bài thơ đề vịnh miếu thờ Vũ nương trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Nó chứng tỏ có một sự phân chia bắt đầu hình thành những biên giới dành cho cảm xúc văn chương và hứng thú sử học, dù cảm hứng về khuyến giới phụ nữ thì khơng bao giờ vơi cạn như trong Cung trung bảo huấn của Bùi Vịnh (1508 - 1545). Từ những bài thơ vịnh của Lê Thánh Tơng đến Truyền kì mạn lục là một quá trình lựa chọn thể loại, cố định góc nhìn cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật này. Theo đó, nếu quan niệm “sự ra đời các thể loại mới đồng thời gắn liền với quá trình hồn chỉnh cả chức năng thể loại và hình thức, cấu trúc nghệ thuật của tác phẩm” [164, tr.39] thì cả ba liệt nữ trong
Truyền kì mạn lục đều được xuất hiện kèm theo màu sắc tâm linh (báo mộng, hiển
linh) nhưng đó là chi tiết làm nên yếu tố “kì” trong truyện hơn là nhằm chứng minh sức mạnh siêu nhiên của họ sau khi qua đời. Ngay trong Chuyện người nghĩa phụ ở
Khoái Châu, Nhị Khanh cũng hiển hiện hơn là hiển linh dù có được nhắc đến như
một người được thờ phụ ở đền Trưng vương. Lời bình của mỗi truyện là một biến thể của trữ tình ngoại đề có dáng dấp của sử bút Xuân Thu, chỉ khác một điều là nó được tách ra khỏi nội dung của truyện. Nhân vật liệt nữ trong Truyền kì mạn lục, do phần nào thốt li tính chất cao thượng sử học, đã gần như khơng cịn là trang sức của chế độ quân chủ chuyên chế và truyện về họ là những truyện có tính sáng tạo