“Thái sư trước chẳng lo lừa, - Thiếu chi dân thứ phải đưa tới nàng” [46, tr.186]. Năm 1804, khi nêu khen Nguyễn Thị Kim, Đặng Đức Siêu cho rằng “Nguyễn Thị Kim tuy khơng ví như dân thường nhà quê, mà hay giữ vẹn được mình, tiết nghĩa khá khen, xin cho biển ngạch để nêu khen” [146, tr.615]. Danh hiệu tiết liệt quý giá đến mức năm 1891 Miên Trinh dâng tập tâu xin thưởng biển ngạch và bài đeo các hạng cho các công chúa hiếu nghĩa (công chúa An Thường), có văn học (cơng chúa Quy Đức, cơng chúa Lại Đức), lại xin giao cho Sử quán sao lục truyện của các cơng chúa để tỏ rõ việc khuyến khích phong tục. Khi bàn, “Nội các duyệt nghĩ quốc triều bàn lệ ban thưởng người trinh tiết hiếu thảo đều là cho những người nhà nghèo mà gắng sức giữ được tiết tháo nên vâng lệnh biểu dương để khuyến khích phong tục, cịn như phong hóa của hồng gia chưa thể lấy lệ của bình dân mà bàn” [157, tr.139]63.
Từ góc nhìn của nữ quyền, có thể thấy sự tồn tại của mẫu hình nhân cách liệt nữ chứng tỏ sự ích kỉ của đàn ông trong xã hội Việt Nam thời Nguyễn đã đạt đến đỉnh điểm. Từ chỗ có vai trị quan trọng như vậy, liệt nữ đã là một đề tài lớn không chỉ cho văn xuôi mà của cả thơ ca giai đoạn này, trở thành một nguồn cảm hứng sáng tác. Nguyễn Thị Kim có rất nhiều thơ ca, đối trướng phúng viếng cịn được ghi trong Quốc sử di biên. Còn tiết phụ Nguyễn Thị Hai ở Hà Nội thì được truy nêu
năm 1879 vì “chồng chết, liều bỏ đời sống, hồn tồn tiết nghĩa, người trong hạt bỏ tiền lập đền thờ; các thân hào làm thơ ca phúng viếng, khen là trinh tiết, từng đã 10 năm” [153, tr.383]64. Thực tế, cũng có lúc triều đình và các nhà nho có một số “phản tư” về vấn đề này và một số vấn đề có liên quan chưa kể những sáng tác mang đậm màu sắc hài hước của Hồ Xuân Hương như Bỡn bà lang khóc chồng, Dỗ
người đàn bà chồng chết… “chống lại tập quán tính dục ích kỉ của người đàn ơng”
[194, tr.164]. Triều đình khơng phải khơng biết rằng sự nêu khen và ban thưởng sẽ