Dẫn chứng thơ Nguyễn Du trong luận án dẫn theo: Nguyễn Thạch Giang Trương Chính (Biên khảo và chú giải) (2001), Nguyễn Du Cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 97 - 100)

khảo và chú giải) (2001), Nguyễn Du - Cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. 43 Quẻ Trạch Sơn Hàm trong Kinh Dịch được giảng rằng: “Đoái là thiếu nữ ở trên, Cấn là thiếu

nam ở dưới. Cảm nhau thân thiết khơng gì bằng thiếu nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thơng. (…) Thiếu nữ ở trên, thiếu nam phải hạ mình xuống cầu cạnh thiếu nữ; hồi mới gặp nhau thì phải vậy; chứ nếu thiếu nữ cầu cạnh thiếu nam thì là bất chính, khơng tốt” [98, tr.311].

Thanh Tâm tài nhân nhờ sự hỗ trợ của đặc trưng lời thoại tiểu thuyết chương hồi nên đã có cơ hội để thuyết giảng đạo đức, nêu gương tiết liệt thì Thuý Kiều của Nguyễn Du có phần thua kém một chút về mặt “dài lời”, tuy nhiên những việc nàng kể ra hay những lập luận chính của nàng vẫn giống như nguyên truyện và bảo lưu khá tốt những điều tâm đắc nhất của nàng Kiều trong nguyên truyện. Nếu như nói Nguyễn Du có sáng tạo thì là ở những phương diện khác, ở những tình tiết khác, ở những bối cảnh khác, còn ở đây, trước một nàng Kiều mạnh mẽ, lí luận sắc bén, ý chí kiên cường của nguyên truyện, Nguyễn Du dường như cũng phát hoảng mà quên cả sáng tạo, chỉ biết truyền đạt lại gần như nguyên vẹn những điều nàng đã thốt ra. Nếu có can thiệp, là ở chỗ ơng đã “mềm hóa” một phần những phát ngơn đạo đức đó của nàng Kiều Trung Quốc:

“Vẻ chi một đoá yêu đào,

Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh. Đã cho vào bậc bố kinh,

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu. Ra tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi”.

Trong các nhân vật liệt nữ của văn học Việt Nam trung đại, Thúy Kiều có lẽ là nhân vật duy nhất phải đấu tranh không chỉ với những đe dọa về mặt nhân cách của ngoại cảnh mà còn phải đấu tranh với những rung động thân xác của chính mình. Trong tình yêu, nàng Kiều của Nguyễn Du đã được dành cho một sự “lựa chọn” khá dễ chịu, ít nhất là theo sự bố trí của ơng, trong đó Thúy Vân dường như vơ cảm trước Kim Trọng và Kim Trọng cũng thờ ơ với Thúy Vân, thêm nữa nhân vật Kim Trọng của Nguyễn Du đã được lược đi phần sỗ sàng để trở thành một tình nhân lí tưởng theo mẫu hình lãng mạn. Khơng phải khơng có những nhen nhúm dục vọng, đấu tranh với những đòi hỏi thể xác nhưng Kim Trọng của Nguyễn Du dễ bị thỏa hiệp với đạo lí hơn và do đó Thúy Kiều - trong vai trị một trinh nữ - cũng có ít việc phải làm hơn nên tính cách của nàng cũng có vẻ “mềm” hơn. Quá trình đi từ

trinh nữ đến liệt nữ của Kiều trải qua nhiều chặng trong đó thử thách đầu tiên là việc hi sinh Tình cho Hiếu. Có thể có ý kiến cho rằng “nàng bán mình đâu phải để theo kịp “nàng Oanh ả Lí” ở phương diện danh tiếng. Chưa bao giờ ta thấy Thuý Kiều biểu lộ lòng ham muốn thèm khát cái biển “Tiết hạnh khả phong” để “lưu lại cho đời sau truyền tụng” [99, tr.111] nhưng những việc nàng làm lại khiến người đời nghĩ đến tất cả những tấm gương hiếu nữ treo bày trước đó. Hi sinh tình cho hiếu, trở thành hiếu nữ, Kiều đã bước một chân vào thánh địa của các liệt nữ thời xưa44. Nói Thúy Kiều chỉ hành động đơn thuần theo tình cảm, theo sự thúc giục của con tim, tình phụ tử là nhìn theo cách nghĩ của người thời nay mà “vu oan” cho Kiều, là yêu Kiều nhưng chưa thực sự hiểu Kiều. Đọc lại câu thơ:

“Dâng thư đã thẹn nàng Oanh, Lại thua ả Lí bán mình hay sao”.

chúng ta có quyền khẳng định rằng: Thúy Kiều của Nguyễn Du có thể khơng ý thức về việc đem mình ra để treo gương tiết liệt nhưng nàng lại ý thức một cách sâu sắc và mạnh mẽ về việc noi gương người đi trước trong hành xử và thậm chí muốn vượt lên trong “cuộc đua” với tiền nhân. Hẳn sẽ có người thắc mắc tại sao Kiều khơng chọn đáp án khác nhưng trong trường hợp này khơng có đáp án nào khả dĩ hơn. Không phải do Kim Trọng đã đi q xa nên khơng giúp gì được, cũng khơng hồn tồn do trong nhà đã bị “sạch sành sanh vét”. Điều quan trọng là có hai đáp án cổ nhân để lại dành cho tình huống này thì đáp án thứ nhất của Đề Oanh (“dâng thư”) đã thất bại bởi “Oan này còn một kêu trời nhưng xa”. Đáp án thứ hai do Lí Kí để lại (“bán mình”) rõ ràng đã là chiếc cọc cho người chết đuối là Kiều - con người chỉ biết soi vào lịch sử để tìm lối đi phù hợp cho mình. Một ý thức đạo lí như vậy, dù có phát ngơn hay khơng, khơng thể nói là khơng đáng lưu tâm bởi nó thể hiện một thơng điệp: Người mang ý thức đó đã chấp nhận và nguyện sống theo những chuẩn mực đạo đức xưa, một cách dữ dội, bạo liệt và đầy thành thực. Từ suy nghĩ đó mới có thể hành động:

44 Theo Thạch Phương, “trinh tiết liệt phụ” thời Tống gồm trinh phụ, liệt phụ, hiếu nữ, trinh nữ. Theo ông, “hiếu là một phạm trù đạo đức, có một tác động giáo dục nhất định đối với việc vun đắp Theo ông, “hiếu là một phạm trù đạo đức, có một tác động giáo dục nhất định đối với việc vun đắp tình cảm tự trọng, tự tơn, tự ái của phụ nữ” [239, tr.296].

Trên yên sẵn có con dao,

Giấu cầm nàng đã gói vào chéo khăn. Phịng khi nước đã đến chân, Dao này thì liệu với thân sau này.

Khơng thể nói Kiều tự phát và manh động. Kiều khá quyết đốn và chủ động, khơng do ai xui, không bị ai ép và đương nhiên là đầy toan tính, dù là toan tính đã bắt đầu thiên về thứ tình riêng và mang màu sắc tư lợi. Phẫn uất vì lấy phải Mã Giám sinh, Kiều đã định tự tử nhưng lại thơi vì sợ rằng nếu mình tự tử ngay tại nhà sẽ liên lụy đến cha mẹ và việc bán mình trở thành cơng cốc: “Giận dun tủi phận bời bời - Cầm dao nàng đã toan bài quyên sinh - Nghĩ đi nghĩ lại một mình: - Một mình thì chớ hai tình thì sao?”. Hành động tự tử của Kiều ở lầu xanh của Tú bà là kết quả của những toan tính dọc ngang chằng chịt đó. Nhìn từ bên ngồi, nó là biểu hiện rõ rệt nhất của một phong thái liệt nữ, quả quyết và dứt khoát. Cho đến sau này, qua bao bầm giập thăng trầm, phát ngôn của Kiều trước khi quyên sinh ở sông Tiền Đường vẫn mang màu sắc đạo lí khá rõ. Đằng sau bình phong của lời tự bào chữa thốt ra từ vơ thức (Chút vì việc nước mà ra phụ lịng) ta vẫn thấy được sự ám ảnh của một mặc cảm tội lỗi, mặc cảm cho rằng mình có tội: Tội vong ân bội nghĩa, tội “giết chồng” (dù chồng là “giặc”) nhưng quan trọng hơn là tội tái giá với thổ quan - người cùng hội cùng thuyền với Hồ Tôn Hiến (kẻ đã giết chồng mình)45. Mặc cảm đó chỉ có thể nảy sinh ở một người đã từng thấm đẫm tinh thần giáo dục về nữ hạnh của Nho gia mà những lời tự bào chữa ở trên không đủ sức xoa dịu dù chỉ một phần:

Giết chồng mà lại lấy chồng, Mặt nào còn đứng ở trong cõi đời?

Cho đến khi “trở về trong trắng tay” như nhận xét của Xuân Diệu thì Kiều vẫn còn được một chùm quả cuối mùa để an ủi, đó là những lời biện hộ cho nàng mà Kim Trọng đã phát ngơn một cách rất duy tình. Khơng phải là Kim Trọng sỗ sàng trong nguyên truyện, Kim Trọng của Nguyễn Du vẫn còn mơ mộng và lãng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)