cao và thuần Việt so với một số truyện khác như Chuyện Cây gạo, Chuyện đối tụng
ở Long cung, Chuyện Túy Tiêu… Sở dĩ có những diễn ngơn chính trị trong Truyền kì mạn lục là vì qua nhân vật liệt nữ tác giả có thể gửi gắm khơng chỉ quan niệm
đạo đức nam quyền mà cịn có thể kí thác quan điểm chính trị của mình. Nếu cho rằng việc một loạt quan lại, nho sĩ có phản ứng quyết liệt với sự thành lập của triều Mạc “mang dáng dấp của một nhân cách “sĩ khí anh hùng” của thế kỷ trước còn lại, cũng là phản ứng chung của sự hồi niệm nhà Lê cịn sâu sắc” [195, tr.337 - 338], và cơng nhận Truyền kì mạn lục được viết sau năm 1527, thì các liệt nữ phần nào là hình bóng của họ từ sử cịn rơi rớt trong văn và qua đó ta có thể hiểu được thái độ chính trị của Nguyễn Dữ. Ơng chủ trương đoạn tuyệt với nhà Mạc hay ông cũng là một người trong hàng trí giả?
Nghiên cứu Truyền kì mạn lục, có ý kiến cho rằng trong tác phẩm này
Nguyễn Dữ đã “xáo trộn, thay đổi tài liệu lịch sử theo nhãn quan riêng của mình” [181, tr.211], tuy nhiên, có một thực tế là cho đến khi được ghi chép trong Truyền kì
mạn lục, Vũ nương, Nhị Khanh và Lệ nương được di chuyển vào truyện khá muộn.
Nếu coi truyền kì là sự hịa trộn của Kì và Thực thì trong giai đoạn trước Văn gắn với Sử cịn gì Thực hơn nữa, thế nhưng cái Thực quan trọng hơn lại là cái thực của đời thường chứ không chỉ là những nhân vật “cao cao tại thượng” kì vĩ nguy nga của sử sách. Vũ nương là như thế, rất nổi tiếng nhưng khơng đi vào chính sử. Tiến lên một bước về mặt dung lượng so với Việt điện u linh và Nam Ông mộng lục, Truyền kì mạn lục đã đi từ chỗ là một lát cắt, đúng hơn là mảnh ghép cuối cùng
trong bức tranh, đến chỗ phản ánh gần như nguyên khối, toàn cảnh cuộc đời của nhân vật mà trong đó chỉ riêng truyện về Vũ nương là khơng có thơ văn xen kẽ làm lỗng, cịn lại truyện về Nhị Khanh và Lệ nương đều ít nhiều xuất hiện yếu tố này.
Chuyện Lệ nương có nhiều thơ văn nhất so với hai truyện kia khiến người đọc có
cảm giác truyện nào nhân vật chính càng “phá cách” thì càng nhiều thơ phú đi kèm (như Chuyện Cây gạo, Chuyện nghiệp oan của Đào thị và Chuyện kì ngộ ở Trại
Tây)32. Sự phá cách đó được Nguyễn Dữ thể hiện, ở những mức độ khác nhau, trong đối sánh với việc mô tả những liệt nữ đơn thuần. Nhị Khanh được nhắc đến trong cả những lúc “buồng loan chung gối” [33, tr.219], được tưởng tượng như những kẻ “mộng say Đỉnh Giáp, xuân tươi Nguồn Đào”, “vì xa cách nhau lâu, nên nay tình ái bội phần nồng đượm, sự vui sướng khơng cịn phải nói” [33, tr.222]. Đến khi trùng phùng, Nhị Khanh chỉ còn hồn phách, vẫn “dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trị thủ thỉ” [33, tr.226]. Dù khơng nằm trong nhóm tác phẩm được coi là đã miêu tả những mối tình trái với lễ giáo thì những truyện này cũng mang một phần hơi hướng của văn mạch đó. Việc họ sát thân thành nhân là một kiểu “hi thánh hi hiền” về mặt nhân cách. Phan Ngọc cho rằng: “Trong văn học Việt Nam trước thời Lê mạt, trong những tác phẩm được quy định niên đại chính xác, trừ Truyền kì mạn lục, (…) đàn bà muốn xuất hiện, thì cái nét khu biệt người phụ nữ phải bị thủ tiêu trước đã. Ta có người đàn bà trong tranh, người tiết phụ, tức là người đàn bà không thể gây nên dục vọng tình yêu ở bất kì ai” [121, tr.159]. Có thể nói trong Truyền kì mạn
lục có cả hai mẫu phụ nữ này. Có cả những người không gây nên dục vọng ở ai, dù
xinh đẹp như Vũ Thị Thiết, có những người gây nên dục vọng mạnh mẽ (trước tiên là với các nhân vật nam trong truyện) như Nhị Khanh (Chuyện Cây gạo), Đào thị… và sau nữa vẫn là những nhân vật vừa gây lên dục vọng trong mắt các nhân vật nam (Đỗ Tam) vừa tạo nên cảm giác thanh tẩy trong họ (Trọng Quỳ hối hận về tội lỗi của mình) như Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu. Ngay Túy Tiêu (Chuyện Túy Tiêu), dù khơng phải là một liệt nữ hồn hảo nhưng việc nàng “căm uất định tự tử” đã khiến Trụ quốc phải xuống nước hứa cho nàng gặp Nhuận Chi. Lời bình “Làm người đàn ơng, tưởng đừng nên để cho giai nhân oan uổng thế này” [33, tr.390] hay câu nói “Thiếp cùng hai vị mỹ nhân gần gụi lâu ngày, giao tình thân mật, khơng nỡ một sớm bỏ đi” [33, tr.415] đã mang cảm hứng thương tiếc người đẹp, “giai nhân nan tái đắc”. Ngay lời Vũ nương phân trần với Trương sinh cũng là nói về chuyện “Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phơi vì động việc lửa