“Chủ nghĩa nhân đạo là một học thuyết đạo đức và chính trị, coi việc giải phóng những năng lực và thỏa mãn những nhu cầu lành mạnh của con người ở ngay trên trần thế chứ không phải trong

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 111 - 113)

và thỏa mãn những nhu cầu lành mạnh của con người ở ngay trên trần thế chứ không phải trong một thế giới hoang tưởng nào đó, làm mục đích cuối cùng của mình” [Dẫn theo: 224, tr.121 - 122].

năng cơ hồ đi trước thời đại của mình quá xa mà người đương thời chê là chưa hiểu ông đã đành nhưng người khen cũng chưa chắc đã hiểu đúng ông và thế giới nghệ thuật mà ông dụng công xây dựng.

Tiểu kết Chƣơng 3: Sau khoảng hai trăm năm, kể từ khi Truyền kì mạn lục

ra đời và đi vào thể hiện người liệt nữ là nạn nhân của bất bình đẳng giới, của loạn li, khẳng định sự thắng thế nửa vời của Nho giáo, nhân vật liệt nữ chỉ xuất hiện thống qua đây đó trong thơ đề vịnh và một số tác phẩm diễn ca lịch sử như Thiên

Nam minh giám, Thiên Nam ngữ lục để rồi xuất hiện trở lại trong Truyền kì tân phả.

Ở tác phẩm được coi là Tục truyền kì này, nhân vật liệt nữ là một liệt nữ thời bình, khơng phải là nạn nhân của loạn li, cũng khơng phải là nạn nhân trực tiếp của bất bình đẳng giới, liệt nữ An Ấp được thể hiện trong một mơ hình liệt truyện mở rộng dưới vỏ bọc truyền kì, được tái tạo và sáng tạo dưới một bàn tay nữ giới thể hiện sự chuyển đổi từ Trung sang Trinh, từ Tình sang Tính, đồng thời cũng góp phần mở đường, báo hiệu cho sự xuất hiện của mẫu người tài tử - giai nhân trong văn học Việt Nam trung đại.

Nối tiếp sự vận động đó, nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Đặng Thị Huệ trong Hồng Lê nhất thống chí (Ngơ gia văn phái) đã làm “mềm” hình tượng liệt nữ bằng những chi tiết đời thường, bằng nhan sắc “hoa ghen, liễu hờn”, khuynh đảo triều chính của bản thân mình thậm chí họ đã từng bị lên án là dâm phụ. Tính đa diện trong nhân cách, ứng xử của họ đã bổ sung cho mơ hình liệt nữ truyền thống và nằm trong dịng văn học nhân đạo chủ nghĩa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX lúc bấy giờ. Nếu như Thúy Kiều còn là một nhân vật văn học vay mượn thì Đặng Thị Huệ đã là một nhân vật lịch sử Việt Nam đi vào ghi chép lịch sử và sáng tạo văn chương. Điều đó thể hiện sự phong phú trong bản thân mỗi con người của thời đại đó để trên cơ sở ấy sản sinh ra những nguyên mẫu cho những nhân vật văn học dao động giữa Đạo lí và Bản năng, giữa Trinh liệt và Tà dâm, giữa con người của công thức và con người thực với những khát vọng đầy tính nhân bản mang hơi thở của thời đại.

Chƣơng 4: NHÂN VẬT LIỆT NỮ

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI THẾ KỈ XIX THẾ KỈ XIX

4.1. Sự lên ngôi của nhân vật liệt nữ chính thống trong nỗ lực phục hƣng Nho giáo thế kỉ XIX: Trƣờng hợp nhân vật liệt nữ trong Đại Nam liệt truyện và giáo thế kỉ XIX: Trƣờng hợp nhân vật liệt nữ trong Đại Nam liệt truyện và

Truyện Nơm

4.1.1. Sự quy phạm hóa một mơ hình nhân cách trong thời kì phục hưng Nho giáo dưới triều Nguyễn qua “Đại Nam liệt truyện” giáo dưới triều Nguyễn qua “Đại Nam liệt truyện”

Trong lịch sử Việt Nam trung đại, cho đến cuối thế kỉ XVIII, do khơng có sự ủng hộ kịch liệt và định hướng mang tính cưỡng bức của các chính thể chuyên chế, việc thực hành các quy chuẩn của đạo đức Nho giáo chưa bao giờ diễn ra một cách đồng nhất giữa các vùng miền và hiếm có những biểu hiện đạt tới cực đoan. Sự ra đời của triều Nguyễn (1802) đã “bổ khuyết” rất nhiều cho lịch sử thực hành Nho giáo tại Việt Nam. Chính từ đây đã xuất hiện những mẩu chuyện viết về trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ xuất hiện dày đặc trong sử sách của triều đại này, đặc biệt là trong

Đại Nam liệt truyện, tạo nên một lịch sử dở dang nhưng đậm nét của mảng “liệt nữ

truyện” trong văn học sử Việt Nam trung đại như là nỗ lực quy phạm hóa một mơ hình nhân cách qua con đường tạo dựng và truyền bá văn học chức năng.

Khi viết sử, các nhà nho tự đặt mình trong một “trường” tinh thần mà ở đó yếu tố hư cấu bị nén xuống, nhưng vì là sử dưới dạng liệt truyện nên có mở lối cho những sáng tạo, dù là trong khung khổ. Đại Nam liệt truyện là cơng trình tập thể của Quốc sử quán triều Nguyễn, được chia làm hai phần Tiền biên và Chính biên.53 Tuy có q trình biên soạn kéo dài nhưng mơ hình nhân cách của các tiết phụ, liệt nữ được đề cập trong đó có một sự tương đồng khá mạnh. Điều đầu tiên gây ấn tượng cho người đọc là hầu hết các liệt nữ đều xuất hiện như những biểu tượng hơn là những hình tượng cụ thể, những con người bằng xương bằng thịt như các nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)