Ngơ Tịng Chu uống thuốc độc chết trước khiến Võ Tánh “ngậm ngùi than rằng: “Ngô quân đã hơn ta một nước rồi!” [146, tr.447] Năm 1827, nhà Nguyễn nêu khen hiếu tử Nguyễn Doãn Phùng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 33 - 35)

hơn ta một nước rồi!” [146, tr.447]. Năm 1827, nhà Nguyễn nêu khen hiếu tử Nguyễn Doãn Phùng người huyện Đơng Thành (Nghệ An) vì “mẹ [Phùng] ốm, nước biển dâng lên, [Phùng] ẵm mẹ lên nóc nhà, con gái bé [của Phùng] chết đuối [mà Phùng] khơng nhìn đến” [147, tr.674 - 676].

18 Theo Ngô Đức Kế, Tùy Viên thi thoại của Viên Mai chê việc đề vịnh “Vân Trường bỉnh chúc” là “vơ học” vì “đem sự tích tiểu thuyết mà làm vào thơ” [83, tr.462 - 463]. “vơ học” vì “đem sự tích tiểu thuyết mà làm vào thơ” [83, tr.462 - 463].

được nhìn theo hướng “tích cực” của nhà nho, trong khi - bên cạnh Truyện các quan - Đại Nam liệt truyện còn Phụ chép các truyện nghịch thần, gian thần ở cuối.

1.3. Lịch sử nghiên cứu nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại

1.3.1. Những nghiên cứu tại nước ngoài về nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại Nam trung đại

Có thể nói, mơ hình xã hội nam quyền là một hiện tượng có tính phổ biến nên việc phụ nữ chết để bảo vệ trinh tiết, thể hiện sự phục tùng quyền lực của đàn ông hoặc thể hiện lòng chung thủy khơng phải là khơng có ở phương Tây. Tuy nhiên, tổng kết thành một loại hình nhân cách với một hệ thống lí luận đi kèm cùng sự hỗ trợ của những luật tục cũng như dư luận xã hội như ở phương Đông mà cụ thể là ở Đơng Á, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, thì khơng phải là hiện tượng phổ biến. Trong thực tế, từ khá sớm, các nhà nghiên cứu ở các nước phương Tây đã nhìn ra và coi sự bất bình đẳng giới là một đối tượng trong nghiên cứu của mình. Sau Mary Wollstonecraft (1759 - 1797), người viết Chứng minh các quyền của phụ

nữ, có lẽ Simone de Beauvoir (1908 - 1986) là người đã mạnh mẽ lên án sự bất bình

đẳng giới mà phụ nữ phải gánh chịu. Với sự sắc sảo của một nhà hoạt động xã hội cộng với kiến thức phong phú tích lũy được, Simone de Beauvoir đã khẳng định, chính ngưỡng cửa của văn minh đã trở thành ngưỡng cửa ngục tù đối với phụ nữ. Simone de Beauvoir đã lí giải một cách biện chứng khi cho rằng việc đề cao trinh tiết của người phụ nữ gắn liền với việc xã hội phát triển đến mức độ người đàn bà trở thành vật sở hữu của đàn ông và quan trọng hơn là sản xuất vật chất bắt đầu sản sinh của cải dư thừa làm của thừa kế: “Cho một đứa con hoang có quyền thừa kế là tội phạm tệ hại nhất: vì vậy, chồng có quyền giết người vợ phạm tội. Chừng nào còn tồn tại quyền tư hữu tài sản, thì chừng ấy, sự không chung thuỷ của người vợ bị xem là một tội phản nghịch hết sức nghiêm trọng” [11, tr.114 - 116]. Cũng theo bà, chính tình trạng này dẫn tới việc trong một số nền văn hóa người phụ nữ phải giữ trinh tiết với tập thể nhà chồng, đảm bảo cho của cải của gia đình nhà chồng khơng bị chảy sang các gia đình khác, điều này khác hoàn toàn việc giữ trinh tiết với một người trong những nền văn hóa khác. Với một giọng văn chua chát, Simone de

Beauvoir cho rằng nô dịch phụ nữ là một ước mơ lâu dài của đàn ông bởi “Rõ ràng là trong lúc mơ ước làm người hiến tặng, người giải phóng, nhà cứu thế, người đàn ơng vẫn mong muốn nô dịch phụ nữ” [11, tr.211]. Mệnh đề nổi tiếng của Simone de Beauvoir: “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ: Người ta trở thành phụ nữ” [11, tr.245] đã là một châm ngôn bất hủ cho các nhà hoạt động nữ quyền19 và có tính gợi ý mang ý nghĩa lí thuyết với những nghiên cứu liên quan đến nữ quyền nói chung và định hướng nghiên cứu của Luận án này nói riêng. Trong tình hình chung của các nghiên cứu về Việt Nam tại phương Tây, những vấn đề liên quan đến nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại không được các nhà nghiên cứu nước ngồi quan tâm nhiều. Có lẽ, có ý nghĩa gợi dẫn và gần gũi hơn cả là một số nghiên cứu của một số Việt kiều và một số nhà nghiên cứu Việt Nam cơng tác tại nước ngồi về vấn đề này. Nhân một dịp nghiên cứu về cổ sử Việt Nam, nghiên cứu trường hợp Mị Ê đi vào sử sách và đền miếu Đại Việt trong vai trị một liệt nữ, Tạ Chí Đại Trường cho rằng việc Lí Thái Tơng “hưởng thụ” nữ tù binh Chiêm Thành là một việc đương nhiên. Với giọng văn hóm hỉnh, có chút mỉa mai, ơng cho rằng việc Mị Ê tự tử khi bị Lí Thái Tơng bức sang chầu thuyền ngự là sản phẩm của sự phẫn uất hơn là ý thức về vấn đề tiết liệt bởi Lí Thái Tơng khơng hấp tấp thì Mị Ê sẽ theo về Thăng Long “an hưởng phúc mới, không cần phải tạo ra một cái chết bất đắc kì tử làm hoảng sợ ơng vua của một thời lẫn lộn thần người, phải xây đền miếu để cầu xin tha thứ. Các nho thần về sau cũng chỉ là làm việc phụ họa, tán tụng người chết theo quan điểm của mình học được, vừa tỏ lộ được sự thơng thái vừa để vớt vát uy tín của đấng quân vương vốn chưa từng sống như mình tưởng” [212, tr.109]. Luận điểm của Tạ Chí Đại Trường có sự hợp lí dù rằng ơng có một chút nhầm lẫn ở đây bởi Lí Thái Tơng khơng hề “hoảng sợ” gì về sự việc do mình gây ra, trên thực tế (dù đó là thực tế dưới bàn tay tô vẽ của các sử gia) ông “vô tư” hơn thế nhiều. Hồng Ngọc Tuấn cũng bình luận: “Hành động vua Thái Tơng địi Mị Ê sang chầu là hành động đẩy Mị Ê vào chỗ nhục nhã hay chỗ chết: khơng sang chầu, thì

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)