Vũ nươn g: Vũ Thị Thiết; Võ hậu: Võ Tắc Thiên đời Đường (Trung Quốc).

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 96 - 97)

nàng lại bảo không nên?” [139, tr.104] khiến Kiều phải mất mấy lần biện bạch. Điều này chứng tỏ các “quân tử” thích rao giảng đạo đức nhưng khi cần có lợi cho mình lại ra sức bác bỏ chính thứ đạo đức do mình rao giảng. Sau mười lăm năm lưu lạc, Kiều trở về với gia đình, chính Kim Trọng đã làm “luật sư tinh thần” cho Kiều, giúp Kiều thanh thản với q khứ trong niềm tin rằng “có khi khơng giữ được mình mà vẫn cho là trinh tiết, có khi tấm thân bị nhục mà vẫn cho là tiết trinh” [139, tr.440] và mối tình của nàng dành cho chàng Kim là “mối tình trinh liệt” để rồi vui cảnh lứa đôi mà lại “cứ việc vong tình” [139, tr.449] sống nốt phần đời cịn lại. Nếu nhìn từ hệ quy chiếu “thánh nhân vong tình” thì lúc ấy Kiều khơng chỉ là một liệt nữ đơn thuần mà đã là một thánh nữ.

Cho đến nửa sau thế kỉ XVIII, Nho giáo đã có một lịch sử thâm nhập khá lâu dài ở Việt Nam. Đến lúc này, Nho giáo vẫn được các tầng lớp, tập đồn chính trị dùng để duy trì ổn định xã hội và củng cố địa vị của mình. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được rõ ràng thời điểm ra đời của Truyện Kiều, nếu chỉ xét trong bản thân tác phẩm và sự vận động nội tại của nhân vật thì Thúy Kiều của Nguyễn Du, vốn thoát thai từ Vương Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân, cũng là một nhân vật có biểu hiện hướng tới những giá trị đạo đức của Nho giáo kể từ phần mở đầu của tác phẩm, đặc biệt là những giá trị đạo lí liên quan đến nữ hạnh. Cách nói năng, thưa thốt của Kiều, do đặc trưng trữ tình của truyện Nơm nên cũng phần nào bớt “lên gân” so với Thúy Kiều trong nguyên truyện, tuy nhiên nội dung thơng điệp thì gần như khơng hề thay đổi:

“Dù khi lá thắm chỉ hồng,

Nên chăng thì cũng tại lịng mẹ cha”42.

Thúy Kiều dè dặt, e lệ và khá bị động trong tình u, đó cũng là một biểu hiện phục tùng các chuẩn mực của xã hội nam quyền43. Nếu như Vương Thúy Kiều của

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Nhân vật liệt nữ trong văn học Việt Nam trung đại (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)