Trung Quốc cổ đại thời Văn Vương (1090 TCN - 1050 TCN).
13 Năm 1837, khi định lệ cấm chèo hát trong dân ở Nam Kì, Minh Mạng đã kể lại tội làm cho “trai gái lẫn lộn, phong tục hỏng nát” của Lê Văn Duyệt [150, tr.164]. gái lẫn lộn, phong tục hỏng nát” của Lê Văn Duyệt [150, tr.164].
không quá ấn tượng so với các tỉnh thuộc tốp đầu như Quảng Bình, Nam Định, Bắc Ninh… Thêm nữa, trong số đó khơng có ai là người tử tiết. Việc so sánh đất kinh kì với các địa phương khác khiến nhà Nguyễn phải huy động đến cả “một thời đã xa” trong lịch sử vùng Thuận Hóa, với những Mị Ê, Trương tiết phụ. Đây không chỉ là câu chuyện về việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ theo lối “mạc phi vương thổ, mạc phi vương thần” mà còn là câu chuyện của danh dự, phong hóa đất đế đơ. Nếu như triều Nguyễn có ý khai thác cho bằng hết các liệt nữ trong lịch sử thì đã phải kể đến Hà thị vợ Thành Khánh hầu và Nguyễn thị vợ Ngô Miễn cũng như Vũ nương (vốn rất nổi tiếng) ở các miền q khác. Khơng chỉ có thế, trong mạch khẳng định truyền thống văn hiến của triều đại và quốc gia, nhà Nguyễn vẫn muốn mượn nhân vật liệt nữ như một đối trọng để so sánh mình với các triều đại trước cũng như so sánh với nhà Thanh (Trung Quốc).14 Dẫu thừa nhận triều Lê có những gương tiết phụ như Phan Thị Thuấn và rất nhiều người được nêu khen dưới triều Nguyễn là di sản của tiền triều nhưng nhà Nguyễn vẫn tận dụng mọi cơ hội để hạ thấp nhà Lê và nhà Tây Sơn về mặt phong hóa dù rằng khơng phải vua tơi nhà Nguyễn là những người đầu tiên khẳng định xã hội Việt Nam “xuống cấp về mặt đạo đức” dưới thời Lê mạt. Trước đó, các nhà nho như Phạm Đình Hổ đã từng than thở về việc này rất nhiều15 nhưng nhà Nguyễn tiếp tục cơng việc đó là nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại mình so với nhà Lê và Tây Sơn đồng thời có “căn cứ pháp lí” để “nói chuyện” với nhà Thanh. Khi làm thơ vịnh Nguyễn Thị Kim, liệt nữ đầu tiên dưới triều Nguyễn, Tự Đức viết:
Nhất triêu tuyệt lạp tuẫn quy thấn, Phương tâm biểu bạch thiên thu thùy… Đại tai sáng nghiệp thủ phong hóa, Khỉ tự Thanh triều quyền thuật vi.
(Một mai tuyệt thực mà tuẫn tiết,
14 Khi định điều lệ hương đảng cho các xã ở Bắc Kì (1804), nhà Nguyễn đã nửa thừa nhận nửa khẳng định: “Gần đây giáo dục trễ nải, chính trị suy đồi, làng khơng tục hay, noi theo đã lâu, đắm chìm quá đỗi (…)”[146, tr.583].
15 “Từ đời chúa Trịnh Thịnh vương (Trịnh Sâm) lên nối ngôi (…) tập tục càng ngày càng kiêu bạc” [62, tr.60 - 61] [62, tr.60 - 61]
Phương danh ngàn thuở sử còn ghi… Lớn thay đế nghiệp chủ phong hóa,
Quyền thuật triều Thanh há sánh bì! [35, tr.724 - 725]
Có thể nói, cũng như các bài thơ vịnh sử khác, như cách nói của Bùi Duy Tân, bài thơ này vừa là thơ sử luận vừa là thơ nhân cách luận. Tự Đức không cần quan tâm đến sự thực lịch sử16 mà quan trọng là hình tượng này giúp ơng đạt được mục đích khẳng định sự “vượt trội” về mặt phong hóa của nhà Nguyễn so với nhà Thanh. Cũng phải nói thêm, trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh, Tự Đức viết tới 5 bài về liệt nữ, đề vịnh Mị Ê, Châu thị, Phan Thị Thuấn và riêng Nguyễn Thị Kim được vịnh đến 2 bài. Như vậy việc đề vịnh tập trung vào các nhân vật xoay quanh đời Lê - Nguyễn, chỉ “chiếu cố” đến một nhân vật xa xưa là Mị Ê. Đến đầu thế kỉ XX, năm 1901, Thành Thái “sai trích các sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên, Đại Nam Chính
biên liệt truyện Sơ tập, Minh Mạng chính yếu, Khâm định Việt sử thơng giám cương mục mỗi loại một bộ giao cho Tòa Khâm sứ chuyển cho Giáo hội Thượng Hải nước
Thanh để tỏ ý là nước đồng văn” [157, tr.405] nhưng có thể thấy trong đó ý định “khoe” mạnh hơn việc chia sẻ để tìm một sự đồng cảm. Chính vì vậy nên Yoshiharu Tsuboi đã nhận xét trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 -
1885 rằng: “Trong lúc nhà Thanh đang trị vì ở Trung Hoa sau khi lật đổ nhà Minh
năm 1644, thì nhà Nguyễn vẫn thích tự coi mình như là nhà Minh. Điều này cho phép họ tỏ vẻ là những người thừa kế chính thống của nền văn minh Trung Hoa, thấm nhuần truyền thống và đạo lí Nho giáo” [214, tr.224].
Dưới triều Nguyễn, không chỉ được đem so sánh với Trung Quốc, việc tử tiết của các liệt nữ, ở một khía cạnh tích cực hiếm hoi, được mang ra làm chuẩn cho nam giới trong các hành xử xã hội tạo ra một đối trọng khác giới trong xã hội khi đó. Năm 1882 triều đình phải một phen “hụt hẫng” khi chỉ có Hồng Diệu sống thác với thành Hà Nội còn lại Lê Văn Trinh, Phan Văn Tuyển, Hồng Hữu Xứng,… đều ít nhiều trốn tránh trách nhiệm hoặc hèn nhát bỏ chạy. Chính vì u cầu cao và các hình thức nêu khen (và ban thưởng) đi kèm mà dưới triều Nguyễn các hành vi tiết